Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được lượng Ag. Tính tổng số mol Ag thu được
Vì hiệu suất phản ứng thủy phân là 75% nên tổng số mol mantozơ và saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân là (0,02 + 0,01).75% = 0,0225 mol.
Số mol của mantozơ dư sau phản ứng thủy phân là 0,01.25% = 0,0025 mol.
Sơ đồ phản ứng :
C12H22O11 (gồm mantozơ và saccarozơ phản ứng) → 2C6H12O6 → 4Ag (1)
C12H22O11 (mantozơ dư) → 2Ag (2)
Saccarozơ dư không tham gia phản ứng tráng gương.
Theo sơ đồ (1) và (2) suy ra tổng số mol Ag tạo ra là 0,095 mol.
Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M, thu được V lít khí NO ( là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tìm V?
nCu = 0,1 mol;
∑nH+ = 0,24 mol; nNO3- = 0,12 mol.
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.
→ H+ hết → nNO = 0,06 mol → V = 1,344 lít
Câu A. 13
Câu B. 12
Câu C. 11
Câu D. 10
Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 39 g kim loại K vào 362 g nước là
Số mol K: nK =39:39 = 1 (mol)
2K + 2H2O → 2KOH + H2
1 → 1 0,5 mol
Khối lượng KOH là mKOH = 56.1 = 56 (g)
Khối lượng dung dịch là
mdd = mK + mnước - mkhí
= 39 + 362 – 0,5.2 = 400 (g)
Nồng độ C%KOH = (56.100) : 400 = 14%
Căn cứ vào tính chất nào mà:
a) Đồng, nhôm được dung làm ruột dây điện; còn chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây?
b) Bạc dùng để tráng gương?
c) Cồn được dùng để đốt?
a) Căn cứ vào tính dẫn điện của đồng và nhôm nên được sử dụng làm dây dẫn điện còn chất dẻo, cao su không dẫn điện nên được dùng làm vỏ dây.
b) Căn cứ vào tính chất bạc có ánh kim và phản xạ tốt nên dùn để tráng gương
c) Căn cứ vào tính chất cồn cháy được, khi cháy tỏa nhiều nhiệt nên cồn được dùng để đốt.
Dùng phương pháp học học hãy nhận biết các chất trong các nhóm sau, viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra.
a) Fonalin , axeton, xiclohexen, glixerol.
b) Anzol benzylic, benzen, benzanđêhit.
a) Dùng dung dịch AgNO3/NH3nhận biết được fomalin vì tạo ra kết tủa Ag.
HCHO + 4[Ag(NH3)2](OH)→(NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O
Dùng Cu(OH)2 nhận biết được glixerol vì tạo thành dung dịch xanh lam trong suốt.
Dùng dung dịch brom nhận biết được xiclohexen. Mẫu còn lại là axeton.
b) Ancol benzylic, benzen, benzanđêhit.
Dùng dung dịch AgNO3/NH3nhận biết được benzanđêhit vì tạo kết tủa Ag.
C6H5CHO + 2[Ag(NH3)2](OH)→C6H5COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
Dùng Na nhận biết được ancol benzylic vì sủi bọt khí. mẫu còn lại là bên.
2C6H5CH2OH + 2Na→2C6H5CH2ONa + H2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet