Lấy một số thí dụ chứng minh: bản chất của phản ứng trong dung dich điện li là phản ứng giữa các ion?
Thí dụ 1: AgNO3 + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3
AgNO3, NaCl, NaNO3 là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion. Ta có phương trình ion:
Ag+ + NO3- + Na+ + Cl- → AgCl ↓ + NO3- + Na+
Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của:
Ag+ + Cl- → AgCl ↓
Còn các ion NO3- và Na+ vẫn tồn tại trong dung dịch trước và sau phản ứng.
Thí dụ 2: Na2SO3 + 2HCl → 2 NaCl + H2O + SO2 ↑
Na2SO3, HCl, và NaCl là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion. Ta có phương trình ion:
2Na+ + SO32- + 2H+ + 2Cl- → 2Na+ + 2Cl- + H2O + SO2 ↑
2H+ + SO32- → H2O + SO2 ↑
Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của 2H+ và SO32- còn các ion Na+ và Cl- vẫn tồn tại trong dung dịch trước và sau phản ứng. Thực chất các phản ứng trong dung dịch điện li là phản ứng giữa các ion vì các chất điện li đã phân li thành các ion.
Hòa tan 10 gam FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3 trong nước, được 200 cm3 dung dịch. Mặt khác, 20 cm3 dung dịch này được axit hóa bằng H2SO4 loãng đã làm mất màu tím của 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M.
a. Viết phương trình hóa học dạng ion rút gọn và cho biết vai trò của ion Fe2+ và ion MnO4-?
b. Có bao nhiêu mol ion Fe2+ tác dụng với 1 mol MnO4-
c. Có bao nhiêu mol Fe2+ tác dụng với 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M
d. Có bao nhiêu gam ion Fe2+ trong 200 cm3 dung dịch ban đầu?
e. Tính phần trăm theo khối lượng của FeSO4 tinh khiết?
a. 5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
Fe2+ → Fe3+ + e
Fe2+ là chất khử
MnO4- + 8H+ + 5e → Mn2+ + 4H2O
MnO4- là chất oxi hóa
b. Để tác dụng với 1 mol MnO4- cần 5 mol Fe2+
c. nKMnO4 = 0,025.0,03 = 7,5.10-4 (mol)
nFe2+ = 5.nMnO4- = 3,75. 10-3 (mol) trong 20 cm3
d. Số mol Fe2+ trong 200 cm3 là 3,75.10-3.10 = 0,0375 mol
→ mFe2+ = 0,0375.56 = 2,1 (g)
e. mFeSO4 tinh khiết = 0,0375.152 = 5,7 gam
%FeSO4 = 5,7 : 10 x 100 = 57%
Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:
a. Fe2(SO4)3 + NaOH
b. NH4Cl + AgNO3
c. NaF + HCl
d. MgCl2 + KNO3
e. FeS (r) + 2HCl
g. HClO + KOH
a. Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3 ↓
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 ↓
b. NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl ↓
Ag + Cl- → AgCl ↓
c. NaF + HCl → NaCl + HF
H+ + F + → HF
d. MgCl2 + KNO3 → không có phản ứng
e. FeS (r) + 2HCl → FeCl2 + H2S
FeS (r) + 2H + → Fe2+ + H2S
g. HClO + KOH → KClO + H2O
HClO + OH- → H2O + ClO-
Hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra khi cho:
a) Kẽm vào dung dịch đồng clorua.
b) Đồng vào dung dịch bạc nitrat.
c) Kẽm vào dung dịch magie clorua.
d) Nhôm vào dung dịch đồng clorua.
Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có.
Hiện tượng xảy ra:
a) Zn tan dần, dung dịch CuCl2 nhạt màu xanh, chất rắn màu đỏ bám vào viên kẽm.
CuCl2 + Zn → ZnCl2 + Cu ↓
b) Cu tan dần, chất rắn màu trắng bám vào bề mặt đồng (Đồng đẩy được Ag ra khỏi dung dịch muối), màu xanh lam dần xuất hiện trong dung dịch.
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓
c) Không có hiện tượng gì xảy ra và không có phản ứng.
d) Al tan dần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm.
2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu ↓
Viết phương trình hoá học tổng quát của phản ứng đốt cháy các loại hiđrocacbon đã nêu trong bảng 7.2. Nhận xét về tỉ lệ số mol CO2 và số mol H2O trong sản phẩm cháy của mỗi loại hiđrocacbon.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB