Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m ?


Đáp án:

   Số mol NO = 0,06 mol.

    Quy hỗn hỗn hợp X về 2 nguyên tố Fe và O

    Gọi số mol Fe và O tương ứng trong X là x và y ta có:

    56x + 16y = 11,36 (1).

    Quá trình nhường: Fe0 → Fe+3 + 3e

    Quá trình nhận e: O0 + 2e → O-2

            N+5 + 3e → N+2

    Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 3x = 2y + 0,18 (2)

    Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,16 và y = 0,15

    ⇒ m = 38,72 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày cách để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp sau đây : a. Hỗn hợp khí : CH4 và CH3NH2 b. Hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH, C6H5NH2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp sau đây :

a. Hỗn hợp khí : CH4 và CH3NH2

b. Hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH, C6H5NH2


Đáp án:

a. Tách hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2

Cho hỗn hợp đi qua dung dịch HCl ta được CH3NH2 phản ứng với HCl bị giữ lại trong dung dịch, khí thoát ra ngoài là CH4 tinh khiết.

PTHH: CH3NH2 + HCl → CH3NH2Cl

Cho NaOH vào CH3NH2Cl thu lại được CH3NH2

CH3NH2Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O

b. Tách hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH và C6H5NH2

Cho dung dịch NaOH vào hỗn hợp lỏng trên thu được dung dịch gồm hai phần: phần 1 tan là C6H5OH tạo thành C6H5ONa và phần 2 hỗn hợp còn lại là C6H5NH2 và C6H6.

PTHH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

- Sục khí CO2 vào phần dung dịch tan ta thu lại được C6H5OH kết tủa .

C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH↓ + NaHCO3

- Với hỗn hợp C6H5NH2 và C6H6: cho tác dụng dung dịch HCl, thu được dung dịch gồm hai phần: phần tan là C6H5NH3Cl, phần không tan là C6H6. Lọc phần không tan ⇒ tách được C6H6.

PTHH: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

Cho dung dịch NaOH vào phần dung dịch, ta thu lại được C6H5NH2 kết tủa.

PTHH: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2↓ + NaCl + H2O

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 20; 21; 24; 29; 30. Cấu hình electron của chúng có đặc điểm gì? Tại sao Cu ở nhóm IB, Zn ở nhóm IIB?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 20; 21; 24; 29; 30. Cấu hình electron của chúng có đặc điểm gì? Tại sao Cu ở nhóm IB, Zn ở nhóm IIB?


Đáp án:

Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố:

Z = 20: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 ;

Z = 21: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2 ;

Z = 24: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 ;

Z = 29: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 ;

Z = 30: ls2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 ;

Nguyên tử của nguyên tố Z = 20 có electron cuối cùng điền vào phân lớp s của lớp ngoài cùng. Đó là nguyên tố s.

Các nguyên tử của nguyên tố còn lại có electron cuối cùng điền vào phân lớp d sát lớp ngoài cùng. Đó là những nguyên tố d.

Ở nguyên tử của nguyên tố Z = 24 và Z = 29 có sự chuyển 1 electron từ phân lớp 4s của lớp ngoài cùng để đạt cấu hình bán bão hòa (phân lớp 3d có 5e) và bão hòa (phân lớp 3d có đủ 10e).

Những nguyên tố d có phân lớp d đã bão hòa thì số thứ tự nhóm của chúng bằng số electron lớp ngoài cùng. Vì vậy, nguyên tử của nguyên tố Cu (Z = 29) có phân lớp 3d đủ 10 electron và lớp ngoài cùng có 1 electron nên ở nhóm IB và nguyên tử của nguyên tố Zn (Z = 30) có phân lớp 3d đủ 10 electron và lớp ngoài cùng có 2 electron nên ở nhóm IIB.

Xem đáp án và giải thích
Chất lưỡng tính
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 1

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Cho ancol A tác dụng với axit B thu được este X. Làm bay hơi 8,8 g este X thu được thể tích hơi bằng thể tích của 3,2 g khí oxi ( đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, B và X. Viết tên của X biết từ A có thể chuyển hoá thành B chỉ bằng một phản ứng hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho ancol A tác dụng với axit B thu được este X. Làm bay hơi 8,8 g este X thu được thể tích hơi bằng thể tích của 3,2 g khí oxi ( đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của A, B và X. Viết tên của X biết từ A có thể chuyển hoá thành B chỉ bằng một phản ứng hoá học.



Đáp án:

MX=88 g/mol.

Vậy X là este đơn chức  với 

 Công thức phân tử của X là 

Vì A chuyển thành B bằng 1 phản ứng nên A và B có cùng mạch cacbon.

Vậy A và B lần lượt là C2H5OH và CH3COOH.

X có tên là etyl axetat.




Xem đáp án và giải thích
Cách biểu diễn nguyên tố? Cho thí dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cách biểu diễn nguyên tố? Cho thí dụ.


Đáp án:

Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái đầu tiên trong tên latinh nguyên tố đó, trong đó chữ cái đầu tiên được viết dưới dạng in hoa, gọi là kí hiệu hóa học.

Thí dụ: H, Ca, Al.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUBXoilac Tv
Loading…