Câu A. 5
Câu B. 4
Câu C. 3
Câu D. 2 Đáp án đúng
(1). Trong phản ứng hóa học thì phản ứng nhiệt phân là phản ứng oxi hóa khử. Sai. Ví dụ: CaCO3 → CaO + CO2 (2). Supe photphat kép có thành phần chỉ gồm Ca(H2PO4)2. Đúng. Theo SGK lớp 11. (3). Amophot là một loại phân hỗn hợp. Sai. Amophot là một loại phân phức hợp. (4). Có thể tồn tại dung dịch có các chất: Fe(NO3)2, H2SO4, NaCl. Sai. Vì có phản ứng: 3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O (5). Đổ dung dịch chứa NH4Cl vào dung dịch chứa NaAlO2 thấy kết tủa xuất hiện. Đúng. Vì NH4+ thủy phân ra môi trường chứa H+. (6). Những chất tan hoàn toàn trong nước là những chất điện ly mạnh. Sai. Ví dụ như ancol CH3OH, C2H5OH… (7). Chất mà tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn được điện là chất điện ly. Sai. Ví dụ như CaO, Na tan trong nước tạo dung dịch dẫn điện nhưng không phải chất điện ly. (8). Cho khí Cl2 qua giấy tẩm quỳ tím ẩm (màu tím) thấy giấy biến thành màu đỏ. Sai. Clo có tính tẩy màu rất mạnh làm rất quỳ biến thành màu trắng
Hãy so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom viết phương trình hóa học minh hoạ.
a. Giống nhau: Đều là các kim loại có tính khử mạnh nhưng do có lớp oxit mỏng bền bao phủ nên cả hai kim loại bền vững trong không khí, nước và đều thụ động trong dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2
2Al +6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Al và Cr đều bị thụ động hóa bởi H2SO4 và HNO3 đặc nguội.
b. Khác nhau:
- Al có tính khử mạnh hơn Cr:
2Al + Cr2O3 --t0--> 2Cr + Al2O3
- Crom có các số oxi hóa +2, +3, +6.
- Al chỉ có số oxi hóa +3.
- Nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Tính hiệu suất quá trình lên men giấm?
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
nC6H12O6 = 180:180 = 1 mol
⇒ nC2H5OH = 2.1.80% = 1,6 mol
⇒ Có 0,16 mol C2H5OH tham gia phản ứng lên men giấm
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
nCH3COOH = nNaOH = 0,2.0,72 = 0,144 mol = nC2H5OH pư
%H = (0,144.100) : 0,16 = 90%
Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố sắt và oxi trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 7/3. Tìm công thức phân tử của oxit đó.
Gọi công thức hóa học của oxit sắt là: FexOy:
mFe/mO = 56x/16y =7/3
=> x/y = 1/1,5 = 2/3
=> x = 2; y =3
Công thức hóa học: Fe2O3.
Nêu tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen. Giải thích chiều biến đổi của tính chất hóa học cơ bản đó trong nhóm.
Tính chất hóa học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa mạnh, các nguyên tử này rất hoạt động vì chúng dễ thu thêm 1 electron, tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot. Sở dĩ tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot là do:
- Độ âm điện giảm dần từ flo đến iot.
- Từ flo qua clo đến brom và iot, lớp electron ngoài cùng càng xa hạt nhân hơn, bán kính nguyên tử tăng dần, lực hút của hạt nhân với electron ngoài cùng càng yếu hớn, làm cho khả năng nhận electron của halogen giảm dần.
Có 3 chất hữu cơ: H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3[CH2]3NH2
Để nhận ra dung dịch của các chất trên chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây?
Câu A. NaOH.
Câu B. HCl.
Câu C. CH3OH/HCl.
Câu D. Quỳ tím.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet