Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất Halogenua trong dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất Halogenua trong dung dịch nào?


Đáp án:

Thuốc thử đặc trưng để nhận biết hợp chất halogenua trong dung dịch là AgNO3.

Vì AgNO3 tạo kết tủa với các halogen (trừ F)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết phương trình hóa học phản ứng trùng ngưng các amino axit sau: a) Axit 7 – aminoheptanoic b) Axit 10- aminođecanoic
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Viết phương trình hóa học phản ứng trùng ngưng các amino axit sau:

a) Axit 7 – aminoheptanoic

b) Axit 10- aminođecanoic


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Xà phòng hóa hoàn toàn 37g hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH đun nóng. Khối lượng NaOH cần dùng là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xà phòng hóa hoàn toàn 37g hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH đun nóng. Khối lượng NaOH cần dùng là bao nhiêu?


Đáp án:

Vì 2 chất đều phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:1 và cùng CTPT là C3H6O2

nhỗn hợp = 37/74 = 0,5 mol

⇒ nNaOH pư = 0,5 mol ⇒ mNaOH = 0,5.40 = 20g

Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại 


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Dãy điện hóa của kim loại.

- Tiến hành TN:

   + Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 3ml dd HCl loãng

   + Lần lượt cho 3 mẫu kim loại có kích thương tương đương nhau vào 3 ống nghiệm

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm khi thả Al nhanh hơn so với ống nghiệm khi thả Fe. Ống nghiệm khi thả Cu không có hiện tượng gì.

Kết luận: Tính kim loại Al > Fe > Cu.

PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cu không tác dụng với dd HCl loãng

2. Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch.

- Tiến hành TN: Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4. Sau khoảng 10 phút quan sát màu đinh sắt và màu dung dịch.

- Hiện tượng: Trên Fe xuất hiện một lớp kim loại màu đỏ (Cu); dung dịch nhạt dần màu xanh ( Cu2+ phản ứng và nồng độ giảm).

- Kết luận: Kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch (kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng)

PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

3. Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học.

- Tiến hành TN:

   + Rót vào 2 ống nghiệm mỗi ống khoảng 3ml dd H2SO4 loãng

   + Cho vào mỗi ống 1 mẩu kẽm.

   + Nhỏ thêm vào 2-3 giọt dd CuSO4 vào ống thứ 2.

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng:

   + Lúc đầu ở ống 1 và ống 2 bọt khí thoát ra đều nhau.

   + Ở ống 2 sau khi thêm CuSO4 thấy ở viên kẽm xuất hiện màu đỏ, đồng thời bọt khí thoát ra nhanh hơn ống 1

- Giải thích: Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

Cu sinh ra bám lên thanh Zn thành 2 điện cực trong dung dịch H2SO4 ⇒ pin (ăn mòn điện hóa học)

- PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Xem đáp án và giải thích
Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch có chứa 0,5 mol HCl thì thu được muối AlCl3 và 3,36 lít khí hiđro (đktc). a. Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng b. Axit clohiđric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch có chứa 0,5 mol HCl thì thu được muối AlCl3 và 3,36 lít khí hiđro (đktc).

a. Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng

b. Axit clohiđric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?


Đáp án:

nH2 = 0,15 mol

a. Phương trình hóa học:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2                           ←    3 mol

0,1                         ←     0,15 (mol)

Khối lượng miếng nhôm đã phản ứng là:

mAl = nAl.MAl = 0,1.27 = 2,7 gam

b. Theo phương trình, nHCl phản ứng = 2nH2 = 0,15.2 = 0,3 mol

nHCl dư = nHCl ban đầu - nHCl phản ứng = 0,5 - 0,3 = 0,2 mol

Khối lượng HCl dư = 0,2 . 36,5 = 7,3 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho 8,0 gam hỗn hợp hai anđehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit no, đơn chức, mạch hở tác dụng với bạc nitrat trong dung dịch ammoniac (lấy dư) thu được 32,4 gam bạc kết tủa. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên các anđehit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 8,0 gam hỗn hợp hai anđehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit no, đơn chức, mạch hở tác dụng với bạc nitrat trong dung dịch ammoniac (lấy dư) thu được 32,4 gam bạc kết tủa. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên các anđehit.


Đáp án:

Trường hợp 1: Hai anđehit là HCHO và CH3CHO

Ta có:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…