Thí nghiệm 1: Tính chất của benzen
- Tiến hành TN:
+ Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2ml nước brom
+ Cho vào ống thứ nhất 5 giọt benzen
+ Cho vào ống thứ hai 5 giọt dầu thông
+ Cho vào ống thứ ba 5 giọt hexan
- Hiện tượng, giải thích:
+ Ống 1: Dung dịch tách lớp: Lớp chất lỏng phía trên là dung dịch brom trong benzen có mày vàng, lớp dưới là nước không màu.
Do benzen không phản ứng với nước brom nhưng hòa tan brom tốt hơn nước.
+ Ống 2: Dung dịch brom bị mất màu da cam
Dầu thông là Tecpen (C10H16). Brom cộng vào nối đôi của tecpen tạo dẫn xuất đihalogen không màu.
+ Ống 3: Dung dịch tách lớp và không đổi màu.
Do hexan không tác dụng với nước brom.
Thí nghiệm 2: Tính chất của toluen
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm A: mẩu I2, ống nghiệm B: 2ml dd KMnO4 loãng, ống nghiệm C: 2 ml nước brom
+ Cho vào mỗi ống nghiệm 0,5 ml toluen
- Hiện tượng, giải thích:
+ Ống A: Khi nhỏ toluen vào ống nghiệm chứa I2, lắc kĩ, để yên thấy dung dịch có màu tím nâu.
Do I2 đã tan trong toluen.
+ Ống B: Dung dịch tách lớp: Lớp toluen không màu nổi lên trên, lớp KMnO4 màu tím ở phía dưới.
Do toluen không phản ứng với dd KMnO4 ở nhiệt độ thường.
+ Ống C: Dung dịch phân lớp: Toluen hòa tan trong brom tạo thành lớp chất lỏng màu vàng nhạt nổi phía trên. Dung dịch nước brom ở phía dưới bị nhạt màu.
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm số mol của anken trong X là:
Câu A. 40%
Câu B. 50%
Câu C. . 25%.
Câu D. 75%
Trong các kim loại Na, Fe, Cu, Ag, Al. Có bao nhiêu kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân
Câu A. 1
Câu B. 2
Câu C. 4
Câu D. 3
Câu A. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu.
Câu B. Sủi bọt khí, Al không tan hết và dung dịch màu xanh lam.
Câu C. Sủi bọt khí, Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu.
Câu D. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam.
Có những chất: CuO, BaCl2, Zn, ZnO. Chất nào nói trên tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra:
a) Chất khí cháy được trong không khí?
b) dung dịch có màu xanh lam?
c) Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit?
d) Dung dịch không màu và nước?
Viết tất cả các phương trình phản ứng.
Các phương trình hóa học:
a) Chất khí cháy được trong không khí là khí H2.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑
b) Dung dịch có màu xanh lam: CuCl2 , CuSO4.
CuO + 2HCl → CuCl2 (xanh lam) + H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 (xanh lam) + H2O
c) Chất kết tủa trắng không tan trong nước và axit là BaSO4.
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
d) Dung dịch không màu là: ZnCl2, ZnSO4.
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O.
Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí Cl2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,5M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ mol ban đầu của dung dịch NaOH là gì?
nCl2 = 1,12/22,4 = 0,05 (mol); nNaOH (dư) = 0,2.0,5 = 0,1 (mol)
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
⇒ nNaOH(bđ) = 0,1 + 0,1 = 0,2 (mol) ⇒ CM(NaOH) = 0,2/0,2 = 1,0 (M)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet