Nêu phương pháp hóa học nhận biết các chất rắn màu trắng sau: a) Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. b) Tinh bột, glucozơ, saccarozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu phương pháp hóa học nhận biết các chất rắn màu trắng sau:

a) Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.

b) Tinh bột, glucozơ, saccarozơ.


Đáp án:

a) – Lần lượt cho các mẫu chất vào nước :

   + Chất tan trong nước là saccarozơ.

   + 2 chất còn là là tinh bột và xenlulozo

- Cho hai chất còn lại tác dụng với với dung dịch iot

    + Mẫu thử nào chuyển sang màu xanh là tinh bột, chất còn lại là xenlulozơ

b) – Cho các mẫu thử hòa tan vào nước

   + Chất không tan là tinh bột.

   + 2 chất còn lại tan trong nước là glucozo và saccarozo

- Cho hai chất còn lại tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3 dư

 + Chất nào có phản ứng tráng gương (tạo chất màu snasg bạc bám trên thành ống nghiệm) đó là glucozơ, còn lại là saccarozơ.

PTHH: C6H12O6 + Ag2O --NH3--> C6H12O7 + 2Ag.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hoà tan 5,6 gam KOH vào nước, thu được 250ml dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch KOH
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan 5,6 gam KOH vào nước, thu được 250ml dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch KOH


Đáp án:

Đổi 250 ml = 0,25 lít

nKOH = 0,1 mol

Nồng độ mol của dung dịch KOH là:

Áp dụng công thức: CM =0,4M

Xem đáp án và giải thích
Bạn em cho rằng có thể biến đổi kim loại Pb thành kim loại Au. Để chứng minh cho ý tưởng của mình, bạn em ngâm một lá chì nhỏ trong một dung dịch trong suốt. Sau ít phút lấy lá chì ra khỏi dung dịch, nhận thấy lá kim loại ban đầu đã biến đổi thành kim loại có màu vàng. a) Ý tưởng của bạn em có đúng không? Vì sao? b) Dung dịch trong suốt mà bạn em đã từng dùng là dung dịch gì? c) Hiện tượng trên được giải thích như thế nào? Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bạn em cho rằng có thể biến đổi kim loại Pb thành kim loại Au. Để chứng minh cho ý tưởng của mình, bạn em ngâm một lá chì nhỏ trong một dung dịch trong suốt. Sau ít phút lấy lá chì ra khỏi dung dịch, nhận thấy lá kim loại ban đầu đã biến đổi thành kim loại có màu vàng.

a) Ý tưởng của bạn em có đúng không? Vì sao?

b) Dung dịch trong suốt mà bạn em đã từng dùng là dung dịch gì?

c) Hiện tượng trên được giải thích như thế nào? Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn.





Đáp án:

a) Ý tưởng của bạn em không đúng. Vì các phản ứng hoá học chỉ làm thay đổi cấu trúc lớp electron bên ngoài của nguyên tử. Chúng ta đã biết nguyên tử của nguyên tố hoá học được đặc trưng bằng số proton trong hạt nhân nguyên tử. Phản ứng hoá học không thể làm thay đổi các thành phần trong hạt nhân. Do đó không thể biến đổi Pb thành Au bằng phản ứng hoá học được.

b) Dung dịch đã dùng có chứa ion Au3+, thí dụ dung dịch AuCl3.

c) Pb đã khử ion Au3+ thành Au và phủ một lớp bên ngoài kim loại Pb:




Xem đáp án và giải thích
X là một amino axit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835g muối khan. Còn khi cho 0,01mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25g dung dịch NaOH 3,2%. Tìm công thức cấu tạo của X 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X là một amino axit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835g muối khan. Còn khi cho 0,01mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần dùng 25g dung dịch NaOH 3,2%. Tìm công thức cấu tạo của X 


Đáp án:

nHCl = 0,01 = na.a⇒ X có 1 nhóm –NH2

nNaOH = 0,02 mol = 2nX ⇒X có 2 nhóm –COOH

X có dạng: H2N – R – (COOH)2

 

Xem đáp án và giải thích
Phân tử là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phân tử là gì?


Đáp án:

Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán thủy phân saccarozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 150 gam dung dịch saccarozo 10,26% trong môi trường axit vừa đủ ta thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng Ag thu được là (H=1, C=12, O=16, Ag=108)


Đáp án:
  • Câu A. 36,94 g

  • Câu B. 19,44 g

  • Câu C. 15,50 g

  • Câu D. 9,72 g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…