Cho 2,7g Al vào 200ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch A. Thêm từ từ 100ml dung dịch HCl vào dung dịch A thu được 5,46g kết tủa. Tính nồng độ của HCl
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 2,7g Al vào 200ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch A. Thêm từ từ 100ml dung dịch HCl vào dung dịch A thu được 5,46g kết tủa. Tính nồng độ của HCl


Đáp án:

nAl = 0,1; nNaOH = 0,3

Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + 3/2H2

⇒ nNaOH dư = 0,2 mol; nAlO2- = 0,1 mol

nAl(OH)3 = 5,46: 78 = 0,07 ≠ nAlO2-

⇒ TH1: H+ thiếu AlO2- vẫn còn dư

nH+ = nOH- + n↓ = 0,2 + 0,07 = 0,27 ⇒ CM HCl = 2,7M

⇒ TH2: tạo Al(OH)3 và bị hòa tan một phần bởi H

nH+ = nOH- + 4nAlO2- - 3n↓ = 0,2 + 4.0,1 – 3.0,07 = 0,39

CM HCl = 3,9M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankadien đồng phân có công thức phân tử C4H6 và C5H8. b) Đồng phân cấu tạo nào của pentadien có thể tồn tại dưới dạng các đồng phân hình học? Viết công thức lập thể của chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankadien đồng phân có công thức phân tử C4H6 và C5H8.

b) Đồng phân cấu tạo nào của pentadien có thể tồn tại dưới dạng các đồng phân hình học? Viết công thức lập thể của chúng.


Đáp án:

a) C4H6:

CH2=CH-CH=CH2 : buta-1,3-đien

CH2=C=CH-CH3: buta-1,2-đien

Với C5H8:

CH2=C=CH-CH2-CH3 : Penta-1,2-đien

CH2=CH-CH=CH-CH3 : Penta-1,3-đien

CH2=CH-CH2-CH=CH2 : Penta-1,4-đien

CH3-CH=C=CH-CH3 : Penta-2,3-đien

CH2=C(CH3 )-CH=CH2 : 2-metylbuta-1,3-đien

CH2=C=C(CH3 )2 : 3-metylbuta-1,2-đien

b) Đồng phân tồn tại dưới dạng đồng phân hình học là :

CH2=CH-CH=CH-CH3 : (Penta-1,3-đien)

Xem đáp án và giải thích
Mưa axit chủ yếu do những chất sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không được xử lí triệt để. Đó là những chất nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mưa axit chủ yếu do những chất sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp nhưng không được xử lí triệt để. Đó là những chất nào?


Đáp án:

Trong công nghiệp sản xuất axit H2SO4, phân lân sinh ra lượng đáng kể SO2, sản xuất phân đạm sinh ra NO2 (hoặc NO sau khi gặp không khí chuyển hóa thành NO¬2). Các khi này gặp mưa tạo thành axit nên gọi là mưa axit.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây là đúng?


Đáp án:
  • Câu A. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sorbitol

  • Câu B. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol

  • Câu C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

  • Câu D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4, đun nóng, tạo ra fructozơ

Xem đáp án và giải thích
Bài toán amino axit tác dụng với axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Amino axit X trong phân tử có một nhóm -NH2, một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là


Đáp án:
  • Câu A. NH2-[CH2]3-COOH

  • Câu B. NH2-[CH2]2-COOH

  • Câu C. NH2-[CH2]4-COOH

  • Câu D. NH2-CH2-COOH

Xem đáp án và giải thích
Sự phân bố các electron vào mỗi obitan nguyên tử ở trạng thái cơ bản sau được viết đúng qui ước không? Hãy giải thích?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự phân bố các electron vào mỗi obitan nguyên tử ở trạng thái cơ bản sau được viết đúng qui ước không? Hãy giải thích?


Đáp án:

a) Viết đúng quy ước.

b) Không viết đúng quy ước (Theo nguyên lí Pau-li: 2 electron trên 1 obitan chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron).

c) Không viết đúng quy ước (Theo nguyên lí Pau-li: 2 electron trên 1 obitan chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron).

d) Không viết đúng quy ước (Theo quy tắc Hun: trong cùng 1 phân lớp, các electron phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau).

e) Không viết theo quy ước ( Theo quy tắc Hun: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên obitan sao cho số electron độc thân là tối đa)

g) Không viết đúng qui ước. (Theo quy tắc Hun: trong cùng 1 phân lớp, các electron phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau).

→ Giải thích: Sự xắp xếp các electron vào các obitan theo dựa theo quy tắc Hun, nguyên lý Pau-li, nguyên lí bền vững.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…