Thực hiện các thí nghiệm sau:    (1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2    (2) Cho khí CO qua sắt (III) oxit nung nóng    (3) Đốt cháy Mg trong bình đựng khí CO2    (4) Đốt cháy Fe trong bình đựng khí Cl2    (5) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH    Số thí nghiệm có thể xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là những phản ứng nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

   (1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2

   (2) Cho khí CO qua sắt (III) oxit nung nóng

   (3) Đốt cháy Mg trong bình đựng khí CO2

   (4) Đốt cháy Fe trong bình đựng khí Cl2

   (5) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH

   Số thí nghiệm có thể xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là những phản ứng nào?


Đáp án:

Các phản ứng oxi hóa khử là:

(2): 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2

(3): 2Mg + CO2 → 2MgO + C

(4): 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cần bao nhiêu kg glucozơ để điều chế được 5 lít ancol 32o với hiệu suất 80% (khối lượng riêng của C2H5OH = 0,8 g/ml) ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cần bao nhiêu kg glucozơ để điều chế được 5 lít ancol 32o với hiệu suất 80% (khối lượng riêng của C2H5OH = 0,8 g/ml) ?


Đáp án:

1C6H12O6 → 2C2H5OH

Ta có cồn 32o nên VC2H5OH = Vcồn × 0,32 = 5 × 0,32 = 1,6 lít.

dC2H5OH = 0,8 g/ml = 0,8 kg/l.

mC2H5OH = VC2H5OH × dC2H5OH = 1,6 × 0,8 = 1,28 kg.

Theo phương trình mglucozơ lí thuyết = 180/(2.46) . 1,28 = 2,504 kg.

Mà H = 80% nên mglucozơ thực tế = mglucozơ lí thuyết: H = 2,504: 0,8 = 3,130 kg.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 1,6g chất M cần 6,4g khí O2 và thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 : H2O = 11: 9. Tính khối lượng của CO2 và H2O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 1,6g chất M cần 6,4g khí O2 và thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 : H2O = 11: 9. Tính khối lượng của CO2 và H2O


Đáp án:

Gọi khối lượng CO2 là a gam; khối lượng H2O là b gam.

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

mM + mO2 = mCO2 + mH2O

⇒ a + b = 1,6 + 6,4 = 8 (1)

Theo bài ra, tỉ lệ khối lượng CO2 : H2O = 11: 9 nên 9a = 11b (2)

Từ (1) và (2) giải được a = 4,4 và b = 3,6

Vậy khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là 4,4 gam và 3,6 gam.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập phân biệt các chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để phân biệt glucozơ với etanal ta dùng cách nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao

  • Câu B. tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng

  • Câu C. thực hiện phản ứng tráng gương

  • Câu D. dùng dung dịch Br2

Xem đáp án và giải thích
Một nguyên tử có 17 electron. Số phân lớp electron của nguyên tử này là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tử có 17 electron. Số phân lớp electron của nguyên tử này là bao nhiêu?


Đáp án:

17 electron sẽ phân bố trên các lớp là 2/8/7.

Vậy số phân lớp là 5.

Xem đáp án và giải thích
Một hỗn hợp gồm Na, Al có tỉ lệ số mol là 1: 2. Cho hỗn hợp này vào nước, sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và chất rắn. Tính khối lượng chất rắn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hỗn hợp gồm Na, Al có tỉ lệ số mol là 1: 2. Cho hỗn hợp này vào nước, sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và chất rắn. Tính khối lượng chất rắn


Đáp án:

Gọi số mol của Na và Al lần lượt là x và 2x (mol)

2Na (x) + 2H2O → 2NaOH (x) + H2 (0,5x mol)

2Al (x) + 2NaOH (x) + 2H2O → 2NaAlO2 (x) + 3H2 (1,5x mol)

nkhí = 0,4 mol → 0,5x + 1,5x = 0,4 → x = 0,2

Chất rắn không tan là Al dư: nAl dư = 2x – x = x = 0,2 mol.

Vậy m = mAl dư = 27.0,2 = 5,4 gam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…