Cho 2,16g Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là :
Câu A.
8,88g
Câu B.
13,92g
Đáp án đúngCâu C.
6,52g
Câu D.
13,32g
nMg = 2,16 : 24 = 0,09 mol
nNO = 0,896:22,4 = 0,04 mol
Giả sử NO là sp khử duy nhất
Mg --->Mg2+ + 2e
0,09 --------------0,18
N5+ + 3e ----> N2+
0,12----0,04
n(echo) = n(e nhận) à 0,18 > 0,12 vô lí à sp khử có muối NH4NO3
N5+ + 8e --> N-3
ADĐLBT e ta có 2nMg = 3nNO + 8nNH4NO3 à nNH4NO3= (2nMg – 3nNO)/ 8 = 0,0075
----> m(muối) = 13,92 gam
---> Đáp án B đúng
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hidrocacbon mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8 và cho biết chúng thuộc những loại đồng phân nào.
Đồng phân ankin:
CH≡C-CH2-CH2-CH3 : Pen -1-in (A)
CH3-C≡C-CH2-CH3 : pen-2-in (B)
CH≡C-CH(CH3 )-CH3 : 3-metylbut-1-in (C)
Đồng phân ankađien:
CH2=C=CH-CH2-CH3 : Penta -1,2-đien(D)
CH2=CH-CH=CH-CH3 : penta-1,3-đien(E)
CH2=CH-CH2-CH=CH2 : Penta-1,4-đien (F)
CH3-CH=C=CH-CH3 : penta -2,3-đien (G)
CH2=C(CH3 )-CH=CH2 : 2-metylbuta-1,3-đien (H)
CH3-C(CH3 )=C=CH2 : 3-metylbuta-1,2-đien (I)
Kết luận:
- A và B là đồng phân vị trí liên kết ba.
- A và C; B và C là đồng phân mạch cacbon.
- D, E, F và G, H và I là đồng phân vị trí liên kết đôi.
- D, E, F, G là đồng phân mạch cacbon với H và I.
- A, B, C và D, E, F, G, H, I là đồng phân nhóm chức.
Xác định công thức hóa học của axit, biết phân tử axit chỉ chứa 1 nguyên tử S và thành phần khối lượng các nguyên tố trong axit như sau: %H = 2,04%; %S = 32,65%, %O = 65,31%.
Do phân tử chỉ chứa một nguyên tử S nên:
32 đvC ứng với 32,65%
M1 đvC ứng với 100%
→ M1 = 98 đvC.
Số nguyên tử H bằng: (98.2,04)/100 = 2
Số nguyên tử O bằng: (98.65,31)/(100.16) = 4
Vậy công thức hóa học của axit là H2SO4.
Cho a mol P2O5 vào 200ml dung dịch NaOH thì thu được dung dịch chúa 0,15 mol Na2HPO4 và 0,25 mol NaH2PO4. Tìm a và nồng độ mol của NaOH?
Bảo toàn nguyên tố:
nP2O5 = 1/2. nNa2HPO4 + 1/2. nNaH2PO4 = 0,2 mol = a
nNaOH = 2nNa2HPO4 + nNaH2PO4 = 0,55 mol ⇒ CM NaOH = 2,75 mol
Câu A. 25,0
Câu B. 12,5.
Câu C. 19,6.
Câu D. 26,7.
Hợp chất H có công thức MX2 trong đó M chiếm 140/3% về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong 1 phân tử A là 58. Cấu hình electron ngoài cùng của M là gì?
Tổng số proton trong MX2 là 58 hạt → ZM + 2.ZX = 58
Trong hạt nhân M có số notron nhiều hơn số hạt proton là 4 hạt → -ZM + NM = 4
Trong hạt nhân X, số notron bằng số proton → ZX = NX
MA = ZM + NM + 2.ZX + 2.NX = (ZM + 2.ZX ) + NM + 2NX= 58 + NM + 58 - ZM = 116 + NM- ZM
M chiếm 46,67% về khối lượng → ZM + NM = 7.(116 + NM - ZM)/15 → 22ZM + 8NM\
Cấu hình electron của M là [Ar]3d64s2.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet