Glucose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Lên men m gam glucozơ thu được etanol và khí CO2 (hiệu suất đạt 72%). Hấp thụ hết khí CO2 bằng nước vôi trong thu được 40 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 4,8 gam. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 135,0

  • Câu B. 90,0

  • Câu C. 100,0 Đáp án đúng

  • Câu D. 120,0

Giải thích:

Khối lượng dung dịch giảm là: mCaCO3 - mCO2 = 4,8; => mCO2 = 40 - 4,8 = 35,2g; => nCO2 = 0,8 mol; nglucozo = (0,5.nCO2) : %H = 5/9 mol; => mglucozo = (5.180) / 9 = 100g.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thủy phân hoàn toàn 5,42 gam PX3 trong nước thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M. Biết rằng H3PO3 là một axit 2 nấc. Công thức của PX3 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 5,42 gam PX3 trong nước thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M. Biết rằng H3PO3 là một axit 2 nấc. Công thức của PX3 là gì?


Đáp án:

PX3 (x) + 3H2O → H3PO3 (x) + 3HX (3x mol)

2NaOH + H3PO3 → Na2HPO3 + 2H2O

NaOH + HX → NaX + H2O

nNaOH = 2nH3PO3 + nHX = 5x = 0,1 ⇒ x = 0,02 mol

PX3 = 5,42 : 0,02 = 271 ⇒ X = 80 ⇒ Br ⇒ PBr3

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào khối lượng riêng của các kim loại kiềm (xem bảng 6.1 trong bài học) để tính thể tích mol nguyên tử của chúng ở trạng thái rắn. Có nhận xét gì về sự biến đổi thể tích mol nguyên tử với sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dựa vào khối lượng riêng của các kim loại kiềm (xem bảng 6.1 trong bài học) để tính thể tích mol nguyên tử của chúng ở trạng thái rắn. Có nhận xét gì về sự biến đổi thể tích mol nguyên tử với sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm?


Đáp án:

Theo công thức D = M : V ⇒ V = M : D Ta có bảng số liệu sau :

Kim loại Li Na K Rb Cs
Khối lượng riêng D (gam/cm3) 0,53 0,97 0,86 1,53 1,9
Khối lượng mol nguyên tử M(gam) 7 23 39 85 133
Thể tích mol nguyên tử V (cm3) 13,2 23,7 45,35 55,56 70
Bán kính nguyên tử (nm) 0,123 0,157 0,203 0,216 0,235

Từ bảng số liệu ta thấy : bán kính và thể thích mol nguyên tử tăng từ Li  Cs theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Xem đáp án và giải thích
Hãy kể những kiểu mạng tinh thể phổ biến của kim loại. Cho ví dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy kể những kiểu mạng tinh thể phổ biến của kim loại. Cho ví dụ.


Đáp án:

Những mạng tinh thể phổ biến của kim loại là:

+ Mạng lập phương tâm khối: mạng tinh thể kim loại natri.

+ Mạng lập phương tâm diện: mạng tinh thể kim loại canxi.

+ Mạng lục phương: mạng tinh thể kim loại coban.

Xem đáp án và giải thích
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất? b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn? d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình? e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?

b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?

d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình?

e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

a) Cs(xesi) là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.

b) Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.

c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

d) IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.

e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.

Xem đáp án và giải thích
Kim loại có những tính chất hóa học nào? Lấy ví dụ và viết các phuwong trình hóa học minh họa với kim loại magie.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Kim loại có những tính chất hóa học nào? Lấy ví dụ và viết các phuwong trình hóa học minh họa với kim loại magie.


Đáp án:

Kim loại có những tính chất hóa học chung:

1. Phản ứng của kim loại với phi kim:

2Mg + O2 → 2MgO

Mg + Cl2 → MgCl2

2. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑

Mg + H2SO4loãng → MgSO+ H2 ↑

3. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối:

Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…