Thí nghiệm thu được kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3. (2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2. (3) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2. (5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch CrCl3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4 Đáp án đúng

  • Câu D. 3

Giải thích:

- Có 4 phản ứng tạo kết tủa là: (1) NaI + AgNO3 -> AgI vàng + NaNO3 (2) Na2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 trắng + 2NaCl (3) 3NH3 + AlCl3 + 3H2O-> Al(OH)3 trắng keo + 3NH4Cl (4) Na2CO3 + CaCl2 -> CaSO3 trắng + 2NaCl (5) 4NaOH + CrCl3 -> NaCrO2 + 3NaCl + 2H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một loại oxi sắt có thành phần là: 7 phần khối lượng sắt kết hợp với 3 phần khối lượng oxi. Em hãy cho biết:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại oxi sắt có thành phần là: 7 phần khối lượng sắt kết hợp với 3 phần khối lượng oxi. Em hãy cho biết:

a) Công thức phân tử của oxit sắt, biết công thức phân tử cũng chính là công thức đơn giản.

b) Khối lượng mol của oxit sắt tìm được ở trên.


Đáp án:

  a) Giả sử khối lượng oxit là 10g ⇒ mFe = 7g ; mO = 3g

nFe = 0,125 mol

nO = 0,1875 mol

Vậy: 0,125 mol nguyên tử Fe kết hợp với 0,1875 mol nguyên tử O.

   Suy ra 2 mol nguyên tử Fe kết hợp với 3 mol nguyên tử O (vì số nguyên tử luôn là số nguyên).

   → Công thức hóa học đơn giản của oxit sắt là: Fe2O3.

  b) Khối lượng mol của Fe2O3: ( 56.2) + (16.3) = 160(g).

Xem đáp án và giải thích
Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tìm tên gọi của X 
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tìm tên gọi của X 


Đáp án:

Bản chất của phản ứng là :

    –NH2 + H+ → NH2+ (1)

    Theo giả thiết ta có :

 Vậy công thức của X là H2NCH2COOH. Tên gọi của X là glyxin.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COONH4 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 19,6.

  • Câu B. 9,8.

  • Câu C. 16,4.

  • Câu D. 8,2.

Xem đáp án và giải thích
Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzen) có tính chất : tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với NaOH. số đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O, thoả mãn tính chất trên là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzen) có tính chất : tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với NaOH. Số đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O, thoả mãn tính chất trên là


Đáp án:

Số đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O, thoả mãn tính chất trên là 2: C6H5CH(OH)CH3; C6H5CH2CH2OH.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày hiện tượng quan sát được, giải thích và viết phương trình hóa học khi thực hiện những thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Rót khoảng 2ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có 1 viên Zn sạch. Thí nghiệm 2: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một viên Zn sạch, sau đó thêm vài giọt dung dịch CuSO4. Thí nghiệm 3: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một mẩu dây đồng. Thí nghiệm 4: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một viên Zn và một mẩu dây Cu tiếp xúc với nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày hiện tượng quan sát được, giải thích và viết phương trình hóa học khi thực hiện những thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Rót khoảng 2ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có 1 viên Zn sạch.

Thí nghiệm 2: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một viên Zn sạch, sau đó thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

Thí nghiệm 3: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một mẩu dây đồng.

Thí nghiệm 4: Rót khoảng 2 ml dung dịch HCl vào ống nghiệm có một viên Zn và một mẩu dây Cu tiếp xúc với nhau.





Đáp án:

Thí nghiệm 1: Bọt khí H2 thoát ra ít, Zn bị oxi hóa chậm.

Thí nghiệm 2: Sau khi thêm CuSO4, xảy ra phản ứng Zn khử Cu2+ giải phóng Cu bám trên viên Zn. Bọt khí thoát ra nhiều, do Zn bị ăn mòn điện hóa học.

Thí nghiệm 3: Không có hiện tượng xảy ra vì Cu không khử được ion H+.

Thí nghiệm 4: Hiện tượng và bản chất của phản ứng tương tự thí nghiệm 2.

 




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…