Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít oxi (điều kiện tiêu chuẩn), thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với oxi là 1,25.
a) Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A.
b) Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 6 gam kết tủa trắng.
a)
dA/O2 = MA/32 = 1,25
=> MA = 40 (*)
Phương trình phản ứng:
C + O2 -> CO2 (1)
C + CO2 -> 2CO (2)
Bài toán này có thể xảy ra hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Oxi dư (không có phản ứng 2): Hỗn hợp A gồm CO2 và O2 dư.
Thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp về mặt toán học không ảnh hưởng đến số mol hỗn hợp.
Xét 1 mol hỗn hợp A, trong đó X là số mol của CO2 và (1 - x) là số mol của O2 dư.
Ta có: MA = ((44x + (1 - x)32)/1) = 40 => x = 2/3
=> %VCO2 = 2/3.100% = 66,67% => %VO2 = 33,33%
Trường hợp 2: O2 thiếu (có phản ứng 2), hỗn hợp A có CO2 và CO.
Tương tự trên, xét 1 mol hỗn hợp A, trong đó a là số mol của CO2 và (1 - a) là số mol của CO
MA = (44a + 28(1 - a))/1 = 40 => a = 0,75
Vậy %VCO2 = 0,75. 100% = 75%; %VCO = 100% - 75% = 25%.
b) Tính m, V:
CO2 + Ca(OH)2 ----------> CaCO3 + H2O
0,06 0,06
Trường hợp 1: nCO2 = 0,06 mol ⇒ nO2 dư = 1/2 nCO2 = 0,03 (mol)
Vậy: mC = 0,06.12 = 0,72 gam; VO2 = (0,06 + 0,03).22,4 = 2,016 (lít).
Trường hợp 2: nCO2 = 0,06mol; nCO = nCO2/3 = 0,02(mol)
BT nguyên tố C ⇒ nC = nCO2 +nCO = 0,06 + 0,02 = 0,08 mol ⇒ mC = 0,08.12 = 0,96(g)
BT nguyên tố O ⇒ nO2 = nCO2 + 1/2. nCO = 0,06 + 0,01 = 0,07 mol ⇒ VO2 = 0,07.22,4 = 1,568 (lít).
Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là:
Câu A. Đồng
Câu B. Bạc
Câu C. Sắt
Câu D. Sắt tây
Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Giá trị của V là bao nhiêu lít?
nX = 0,1 mol; nH2O = 0,35 mol
nX = nH2O - nCO2 ⇒ nCO2 = 0,35 - 0,1 = 0,25 mol
→ V = 22,4. 0,25 = 5,6 lít
Tính chất nào không phải là tính chất vật lý chung của kim loại ?
Câu A. Tính cứng.
Câu B. Tính dẫn điện.
Câu C. Ánh kim
Câu D. Tính dẻo.
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hoá theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thuỷ tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội.
Có các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.
(b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.
(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hoá.
(d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai vì phản ứng chưa xảy ra, chất lỏng phân lớp.
(c) Sai vì mục đích chính của việc thêm NaCl là để tách muối natri của axit béo (xà phòng).
Số phát biểu đúng là 3.
Điện phân (với điện cực trơ và màng ngăn) dung dịch chứa 0,05 mol CuSO4 và x mol KCl bằng dòng điện có cường độ 5A, sau một thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 9,475 gam. Dung dịch thu được tác dụng với Al dư, phản ứng giải phóng 1,68 lít khí H2 (đktc). Thời gian đã điện phân là:
Câu A. 2895 giây
Câu B. 3860 giây
Câu C. 5790 giây
Câu D. 4825 giây
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet