Bài tập về phản ứng của hợp chất hữu cơ với dung dịch kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong số những hợp chất HCOOH; CH3COOCH3; ClNH3CH2COOH; HOCH2C6H4OH; CH3COOC6H5. Số hợp chất tác dụng với NaOH theo tỷ lệ 1 : 2 về số mol là


Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 3

  • Câu C. 2 Đáp án đúng

  • Câu D. 4

Giải thích:

Đáp án C Phân tích: Các chất tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 là: ClNH3CH2COOH, CH3COOC6H5

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3 và CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3 và CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là bao nhiêu?


Đáp án:

Các phương trình phản ứng :

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của MgO, Fe2O3 và CuO

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Số mol H2SO4 = 0,3. 2 = 0,6(mol)

1 mol oxit phản ứng tạo thành 1 mol muối ⇒ khối lượng tăng: 96 – 16 = 80g

⇒ mmuối = 32 + 80 . 0,6 = 80g

Xem đáp án và giải thích
Trình bày cấu tạo của phân tử N2? Vì sao ở điều kiện thường nitơ là một chất trơ? Ở điều kiện nào nitơ trở nên hoạt động hơn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cấu tạo của phân tử N2? Vì sao ở điều kiện thường nitơ là một chất trơ? Ở điều kiện nào nitơ trở nên hoạt động hơn?


Đáp án:

- Cấu hình e của nitơ: 1s22s22p3

   CTCT của phân tử nitơ: N ≡ N

- Giữa hai nguyên tử trong phân tử N2 hình thành một liên kết ba bền vững. Mỗi nguyên tử ni tơ trong phân tử N2 có 8e lớp ngoài cùng, trong sđó có ba cặp e dùng chung và 1 cặp e dùng riêng đã ghép đôi.

   Ở điều kiện thường nitơ là chất trơ vì có lên kết ba bền vững giữa hai nguyên tử, liên kết này chỉ bị phân huỷ rõ rệt thành nguyên tử ở nhiệt độ 3000oC.

  Ở nhiệt độ cao nitơ trở nên hoạt động vì phân tử N2 phân huỷ thành nguyên tử nitơ có 5e lớp ngoài cùng và có độ âm điện tương đối lớn (3,04) nên trở nên hoạt động.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập lý thuyết về kim loại tác dụng với dung dịch muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất (biết trong dãy điện hóa của kim loại, cặp oxi hóa - khử: Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp: Ag+/Ag):


Đáp án:
  • Câu A. Fe(NO3)2, AgNO3.

  • Câu B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.

  • Câu C. Fe(NO3)2,AgNO3,Fe(NO3)3.

  • Câu D. Fe(NO3)3, AgNO3.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất: benzen, hex-1-en và toluen. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất: benzen, hex-1-en và toluen. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng


Đáp án:

– Cho các chất lần lượt tác dụng với dung dịch Br2, chất nào làm nhạt màu dung dịch Br2 thì đó là hex-1-en.

- Cho 2 chất còn lại qua dung dịch KMnO4, chất nào làm mất màu dung dịch KMnOthì đó là toluen.

PTHH:

Xem đáp án và giải thích
Chất X có công thức phân tử C4H9O2N và là este của amino axit. Hãy viết các công thức cấu tạo có thể có của X và ghi tên tương ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất X có công thức phân tử C4H9O2N và là este của amino axit. Hãy viết các công thức cấu tạo có thể có của X và ghi tên tương ứng.



Đáp án:

Các công thức cấu tạo phù hợp ỉà :

H2N - CH2 - CH2COOCH3  metyl β-aminopropionat

CH3-CH(NH2)-COOCHmetyl α-aminopropionat

H2N-CH2COOCH2-CH3  etyl aminoaxetat.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…