Thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí gây ô nhiễm môi trường
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ta tiến hành các thí nghiệm sau: MnO2 tác dụng với dung dịch HCl (1). Nhiệt phân KClO3 (2). Nung hỗn hợp: CH3COONa + NaOH/CaO (3). Nhiệt phân NaNO3(4). Các thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí gây ô nhiễm môi trường là:

Đáp án:
  • Câu A. (1) và (3). Đáp án đúng

  • Câu B. (1) và (2).

  • Câu C. (2) và (3).

  • Câu D. (1) và (4).

Giải thích:

Chọn đáp án A Thí nghiệm (1) cho khí Cl2 là khí độc gây ô nhiễm: 4HCl + MnO2 → Cl2 + 2H2O + MnCl2 Thí nghiệm (2): Sinh ra Oxi: 2KClO3 → 2KCl + 3O2 Thí nghiệm (3): Ra CH4 độc: CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3 Thí nghiệm (4): Sinh ra Oxi: 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Kim loại thiếc có nóng chảy xác định là: tonc = 232oC. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 180oC. Vậy, thiếc hàn là chất tinh khiết hay có lẫn tạp chất khác?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kim loại thiếc có nóng chảy xác định là: tonc = 232oC.

   Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 180oC. Vậy, thiếc hàn là chất tinh khiết hay có lẫn tạp chất khác?


Đáp án:

Thiếc hàn là chất không tinh khiết, có lẫn tạp chất.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hoá học điều chế các kim loại Ca, Na, Cu từ những muối riêng biệt: CaCO3, Na2SO4, Cu2S.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học điều chế các kim loại Ca, Na, Cu từ những muối riêng biệt: CaCO3, Na2SO4, Cu2S.



Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là ăn mòn kim loại? Lấy ba ví dụ về ăn mòn kim loại xung quang ta.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là ăn mòn kim loại? Lấy ba ví dụ về ăn mòn kim loại xung quang ta.


Đáp án:

– Sự phá hủy kim loại, hợp kim trong môi trường tự nhiên được gọi là sự ăn mòn kim loại.

– Ba ví dụ: Thanh sắt trong bếp lò than bị ăn mòn. Các cầu như cầu Tràng Tiền, cầu Long Biên ... bị gỉ nên hàng năm phải sơn lại cầu. Vỏ tàu thủy bị ăn mòn.

Xem đáp án và giải thích
Nhóm crom
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là sai?

Đáp án:
  • Câu A. CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo dung dịch chứa H2CrO4 và H2Cr2O7.

  • Câu B. Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.

  • Câu C. Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl loãng.

  • Câu D. Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được oxit crom (III).

Xem đáp án và giải thích
Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1: 1 là: ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1: 1 là: ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO). Tính VHNO3


Đáp án:

nFe = nCu = 0,15 mol

    - Do thể tích dung dịch HNO3 cần dùng ít nhất → muối Fe2+

    → ∑ ne cho = 2.(0,15 + 0,15) = 0,6 mol

    - Theo ĐLBT mol electron: nH+ = nHNO3 = (0,6.4): 3 = 0,8 mol

    → VHNO3 = 0,8 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…