Chất tác dụng Cu(OH)2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất sau: axit axetic, anđehit fomic, ancol benzylic, etyl axetat, axit benzoic, glucozơ, etylamin; alanin. Ở điều kiện thường, số chất trong dãy có thể tác dụng với Cu(OH)2 là.

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 7

  • Câu C. 4 Đáp án đúng

  • Câu D. 6

Giải thích:

Chọn C. - Có 4 chất có thể tác dụng với Cu(OH)2 là: axit axetic, axit benzoic, glucozơ, alanin.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Nguyên tắc sản xuất gang là oxi hóa các oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao. (b) Cu và Fe2O3 tỉ lệ mol 1 : 1 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư. (c) Trong các kim loại, Crom là kim loại cứng nhất, còn xesi mềm nhất. (d) Al(OH)3, Cr(OH)3, Cr2O3 đều tan trong dung dịch NaOH loãng. (e) Thạch cao sống được sử dụng để bó bột trong y học. (f) Sr, Na, Ba và Be đều tác dụng mạnh với H2O ở nhiệt độ thường. Số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 4

  • Câu C. 5

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
So sánh những nguyên tố halogen về các mặt sau: a) Cấu tạo nguyên tử và cấu tạo phân tử. b) Tính chất vật lí. c) Tính chất hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh những nguyên tố halogen về các mặt sau:

a) Cấu tạo nguyên tử và cấu tạo phân tử.

b) Tính chất vật lí.

c) Tính chất hóa học.


Đáp án:

So sánh những nguyên tố halogen về các mặt sau:

a) Cấu tạo nguyên tử và cấu tạo phân tử:

- Giống nhau:

+ Số lớp electron ngoài cùng có 7e. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử halogen đều có 1 electron độc thân.

+ Phân tử 2 nguyên tử, liên kết cộng hóa trị không cực.

+ Cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np5.

- Khác nhau:

+ Bán kính nguyên tử tăng dần từ flo đến iot.

+ Số lớp electron tăng dần từ flo đến iot.

+ Lớp ngoài cùng của nguyên tố flo là lớp thứ 2 nên không có phân lớp d. Nguyên tử clo, brom và iot có phân lớp d còn trống.

+ Ở trạng thái kích thích, nguyên tử clo, brom hoặc iot có thể có 3, 5 hoặc electron độc thân.

+ Độ âm điện giảm dần từ flo đến iot.

b) Tính chất vật lí

Trong nhóm halogen, tính chất vật lí biến đổi có quy luật: Trạng thái tập hợp, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi ...

Từ flo đến iot ta nhận thấy:

- Trạng thái tập hợp: Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và thể rắn.

- Màu sắc: đậm dần

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: tăng dần.

- Flo không tan trong nước vì nó phân hủy nước rất mạnh, các halogen khác tan tương đối ít trong nước và tan nhiều trong một số dung môi hữu cơ.

c) Tính chất hóa học:

Giống nhau:

- Vì lớp electron lớp ngoài cùng có cấu tạo tương tự nhau (...ns2np5) nên các halogen rất giống nhau về tính chất hóa học của đơn chất cũng như về thành phần và tính chất của các hợp chất.

- Halogen có ái lực với electron lớn. Nguyên tử halogen X với 7 electron lớp ngoài cùng dễ dàng thu thêm 1 electron để trở thành ion âm.

X + 1e → X-

- Oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo muối halogennua.

Khác nhau:

- Khả năng oxi hóa của các halogen giảm dần từ flo đến iot.

- Phản ứng với kim loại, với hidro, với nước của các halogen cũng có khác nhau.

- Flo không thể hiện tính khử (không có số oxi hóa dương) còn các halogen khác có tính khử và tính khử tăng dần từ flo đến iot.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao thuỷ tinh thường có màu xanh ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao thuỷ tinh thường có màu xanh ? 


Đáp án:

Do có chứa hợp chất của sắt. Nếu chứa hợp chất sắt (II) thì có màu xanh còn chứa hợp chất sắt (III) thì có màu vàng nâu. Nói chung thuỷ tinh chứa từ 1 đến 2% sắt thì có màu xanh hoặc vàng nâu. Thuỷ tinh quang học không màu chỉ chứa không quá 3 phần vạn sắt.

Xem đáp án và giải thích
Những phản ứng hóa học nào dưới đây thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm? a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑ b. 2H2O điện phân→ 2H2↑ + O2↑ c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những phản ứng hóa học nào dưới đây thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?

a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

b. 2H2điện phân→ 2H2↑ + O2

c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2


Đáp án:

Trong phòng thí nghiệm, khí hiđro được điều chế bằng cách cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại như Zn, Fe, Al.

Những phản ứng hóa học thường dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm là:

a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

d. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Xem đáp án và giải thích
Bằng thí nghiệm hóa học, hãy chứng minh rằng trong thành phần của axit clohidric có nguyên tố hidro.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng thí nghiệm hóa học, hãy chứng minh rằng trong thành phần của axit clohidric có nguyên tố hidro.


Đáp án:

 Người ta cho HCl tác dụng với kim loại ( Fe, Zn, Al,…) có khí hidro bay ra: Zn + 2HCl  --> ZnCl2 + H2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…