Một chất hữu cơ A có CTPT C3H6O2 thỏa mãn: A tác dụng được dd NaOH đun nóng và dd AgNO3/NH3, to. Vậy A có CTCT là:
Câu A. HOC – CH2 – CH2OH
Câu B. H – COO – C2H5 Đáp án đúng
Câu C. CH3 – COO – CH3
Câu D. C2H5COOH
A có CTCT là H–COO–C2H5.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin mạch hở đơn chức, sau phản ứng thu được 5,376 lít CO2; 1,344 lít N2 và 7,56 gam H2O (các thể tích đo ở đktc). Tìm CTPT của amin
Đặt X là CxHyN
nC = nCO2 = 5,376/22,4 = 0,24 mol.
nH = 2 × nH2O = 2 × 7,56/18 = 0,84 mol.
nN = 2 × nN2 = 2 × 1,344/22,4 = 0,12 mol.
Ta có x: y: 1 = 0,24: 0,84: 0,12 = 2: 7: 1
=> C2H7N.
Bắn một chùm tia α đâm xuyên qua một mảnh kim loại. hỏi khi một hạt nhân bị bắn phá, có khoảng bao nhiêu hạt α đã đi xuyên qua nguyên tử? biết rằng đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104 lần.
Khi bắn một chùm tia α qua 1 nguyên tử : các tia sẽ đi qua tiết diện ngang của nguyên tử và hạt nhân.
Tỉ lệ giữa tiết diện ngang của nguyên tử và hạt nhân là : (πd2)/(πd'2 )
Trong đó: d là đường kính của nguyên tử và d’ là đường kính hạt nhân. Tỉ lệ này bằng (104)2 = 108.
Vậy: khi có 1 tia α gặp hạt nhân thì có 108 hạt α đã đi xuyên qua nguyên tử.
Yêu cầu như bài 16.4, theo sơ đồ của các phản ứng sau:
BaCl3 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2
a) Phương trình hóa học:
BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ba(NO3)2
b) Cứ 1 phân tử BaCl2 phản ứng tạo ra 2 phân tử AgCl.
Cứ 1 phân tử BaCl2 tác dụng với 2 phân tử AgNO3.
Cứ 2 phân tử AgNO3 phản ứng tạo ra 1 phân tử Ba(NO3)2.
Cứ 2 phân tử AgCl được tạo ra cùng 1 phân tử Ba(NO3)2.
Có hai dung dịch sau :
a) CH3COOH 0,10M (Ka = 1,75.10-5). Tính nồng độ mol của ion H+.
b) NH3 0,10M (Kb = 1,80.10-5). Tính nồng độ mol của ion OH-.
a) Xét 1 lít dung dịch CH3COOH.
CH3COOH <--------> CH3COO- + H+
Trước điện li 0,1 0 0
Điện li x x x
Sau điện li 0,1 - x x x
Ta có: Ka = {x.x}/(0,1-x) = 1,75.10-5
Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x.x = 0,1.1,75.10-5 = 1,75.10-6
⇒ x = 1,32.10-3
⇒ [H+] = 1,32.10-3 mol/lít
b) Xét 1 lít dung dịch NH3
NH3 + H2O <--------> NH4+ + OH-
Trước điện li 0,1 0 0
Điện li x x x
Sau điện li 0,1 - x x x
Ta có: Ka = {x.x}/(0,1-x) = 1,8.10-5
Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x2 = 1,8.10-6
⇒ x = 1,34.10-3
⇒ [OH-] = 1,34.10-3 mol/lít.
Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 tạo kết tủa là:
Câu A. CH3OH
Câu B. CH3COOH
Câu C. CH3NH2
Câu D. CH3COOCH3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet