Bài tập xác định trường hợp sắt bị ăn mòn trước trong hợp kim
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:


Đáp án:
  • Câu A. I, III và IV Đáp án đúng

  • Câu B. II, III và IV

  • Câu C. I, II và IV

  • Câu D. I, II và III

Giải thích:

- Trong cặp điện cực: kim loại – kim loại thì kim loại nào có tính khử mạnh hơn đóng vai trò là cực âm (anot) thì kim loại đó bị ăn mòn khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li. - Trong cặp điện cực: kim loại – phi kim thường hay gặp nhất là Fe – C thì kim loại đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li. - Do vậy các cặp hợp kim thỏa mãn là: I, III, IV.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phenol và hợp chất của phenol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chỉ ra số câu đúng trong các câu sau: (1). Phenol, axit axetic, CO2 đều phản ứng được với NaOH. (2). Phenol, ancol etylic không phản ứng với NaHCO3 (3). CO2, và axit axetic phản ứng được với natriphenolat và dd natri etylat (4). Phenol, ancol etylic, và CO2 không phản ứng với dd natri axetat (5). HCl phản ứng với dd natri axetat, natri p-crezolat

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 39,8 gam hỗn hợp muối. Tìm a?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 39,8 gam hỗn hợp muối. Tìm a?


Đáp án:

nSO2 = 0,3 (mol)

Gọi số mol KHSO3: x mol; K2SO3: y mol

⇒ x + y = 0,3 (1)

120x + 158y = 39,8 (2)

⇒ x = 0,2; y = 0,1

⇒ nKOH = x + 2y = 0,4 (mol) (bảo toàn K)

Xem đáp án và giải thích
Xác định đồng phân peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Số tripeptit chứa đồng thời các gốc α-amino acid: Ala; Val; Gly là:

 

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 3

  • Câu C. 9

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. a) Nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? b) Các electron ngoài cùng ở lớp electron nào? c) Viết số electron ở từng lớp electron.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.

a) Nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

b) Các electron ngoài cùng ở lớp electron nào?

c) Viết số electron ở từng lớp electron.


Đáp án:

a) Nguyên tố có 6 electron lớp ngoài cùng vì ở nhóm VIA.

b) Nguyên tố có 3 lớp electron, các electron ngoài cùng ở lớp thứ 3.

c) Số electron ở từng lớp là 2, 8, 6.

Xem đáp án và giải thích
Hãy kể tên các loại tinh thể đã học và tính chất chung của từng loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy kể tên các loại tinh thể đã học và tính chất chung của từng loại.


Đáp án:

Các loại tinh thể đã học:

Tinh thể nguyên tử: tính chất chung: bền vững, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao.

Tinh thể phân tử: tính chất chung: dễ nóng chảy, dễ bay hơi.

Tinh thể ion: tính chất chung: rất bền vững, các hợp chất ion đề khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…