Chất tác dụng NaOH loãng, đun nóng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong số các chất: phenylamoni clorua, natri phenolat, ancol etylic, phenyl benzoat, tơ nilon-6, ancol benzylic, alanin, tripeptit Gly-Gly-Val, m-crezol, phenol, anilin, triolein, cumen. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là:


Đáp án:
  • Câu A. 10

  • Câu B. 7

  • Câu C. 8 Đáp án đúng

  • Câu D. 9

Giải thích:

Đáp án C Phân tích: Các chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là phenylamoni clorua, phenyl benzoat, tơ nilon-6, alanin, tripeptit Gly-Gly-Ala, m-crezol, phenol, triolein.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường). a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b) Xác định nồng độ mol/l của những chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng tinh thể của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường).

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Xác định nồng độ mol/l của những chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng tinh thể của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể


Đáp án:

b) Theo pt (1): nCl2 = nMnCl2 = nMnO2 = 0,8 mol

Theo pt (2): nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,8 mol

nNaOH pư = 2. nCl2 = 2. 0,8 = 1,6 mol

⇒ nNaOH dư = 2 - 1,6 = 0,4 mol

Nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau phản ứng:

CM (NaCl) = CM (NaClO) = CM(MnCl2) = 0,8/0,5 = 1,6 mol/ lít

CM (NaOH)dư = 0,4/0,5 = 0,8 mol/ lít

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol no A và B đồng đẳng của nhau có số mol bằng nhau, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol là 2 :3. Hỏi A, B thuộc loại ancol nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol no A và B đồng đẳng của nhau có số mol bằng nhau, thu được  và  có tỉ lệ số mol là 2 :3. Hỏi A, B thuộc loại ancol nào ?



Đáp án:

Từ tỉ số mol  và  suy ra 2 ancol no, mạch hở

Công thức chung của 2 anccol 

Từ tỉ số mol  tính được x = 2. Vậy phải có ancol metylic, từ đó suy ra hai ancol no, đơn chức mạch hở




Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết: – Cấu tạo nguyên tử của A. – Tính chất hóa học đặc trưng của A. – So sánh tính chất hóa học của A với các nguyên tố lân cận.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết:

– Cấu tạo nguyên tử của A.

– Tính chất hóa học đặc trưng của A.

– So sánh tính chất hóa học của A với các nguyên tố lân cận.


Đáp án:

a) Cấu tạo nguyên tử của A:

Số hiệu nguyên tử của A là 11 cho biết: natri ở ô số 11, điện tích hạt nhân nguyên tử natri là 11+ có 11 electron trong nguyên tử natri, ở chu kì 3, nhóm I.

b) Tính chất hóa học đặc trưng của natri:

Nguyên tố natri ở đầu chu kì là hai kim loại mạnh, tròn phản ứng hóa học, natri là chất khử mạnh.

Tác dụng với phi kim:

4Na + O2 → 2Na2O

2Na + Cl2 → 2NaCl

Tác dụng với dung dịch axit:

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2 ↑

Tác dụng với nước: Nguyên tố Na ngoài tính chất hóa học chung của kim loại còn có tính chất hóa học đặc trưng là tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

Tác dụng với dung dịch muối: Na + dung dịch CuSO4

2Na + 2H2O → 2NaOH +H2 ↑

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ +Na2SO4

c) So sánh tính chất hóa học của Na với các nguyên tố lân cận:

Na có tính chất hóa hoc mạnh hơn Mg (nguyên tố sau Na), mạnh hơn Li (nguyên tố trên Na) nhưng yếu hơn K (nguyên tố dưới Na).

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một cacbohiđrat X thu được 5,28 g CO2 và 1,98 g H2O. Tìm công thức phân tử của X, biết rằng tỉ lệ khối lượng của H và O trong X là mH:mO= 0,125 : 1
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một cacbohiđrat X thu được 5,28 g CO2 và 1,98 g H2O.

Tìm công thức phân tử của X, biết rằng tỉ lệ khối lượng của H và O trong X là mH:mO= 0,125 : 1





Đáp án:

Đặt công thức phân tử của cacbohidrat X là 

Phương trình hoá học

1 mol                              x mol          0,5y mol

0,01 mol                     

Từ lập luận trên ta có : x = 12 ; y = 22.

Theo đề bài : với 

Công thức phân tử của X : 



Xem đáp án và giải thích
Cacbon cháy trong khí oxi sinh ra khí cacbon đioxit (CO2). Tính thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra, nếu có 8 gam khí O2 tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cacbon cháy trong khí oxi sinh ra khí cacbon đioxit (CO2). Tính thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra, nếu có 8 gam khí O2 tham gia phản ứng.


Đáp án:

Số mol O2 tham gia phản ứng là: nO2 = 0,25 mol

Phương trình hóa học: C + O2  --t0--> CO(1)

Theo phương trình (1) ta có:

1 mol O2 tham gia phản ứng thu được 1 mol CO2

Vậy 0,25 mol O2 tham gia phản ứng thu được 0,25 mol CO2

Thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra sau phản ứng là:

VCO2 = 22,4. nCO2 = 22,4.0,25 = 5,6 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…