Cacbon cháy trong khí oxi sinh ra khí cacbon đioxit (CO2). Tính thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra, nếu có 8 gam khí O2 tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cacbon cháy trong khí oxi sinh ra khí cacbon đioxit (CO2). Tính thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra, nếu có 8 gam khí O2 tham gia phản ứng.


Đáp án:

Số mol O2 tham gia phản ứng là: nO2 = 0,25 mol

Phương trình hóa học: C + O2  --t0--> CO(1)

Theo phương trình (1) ta có:

1 mol O2 tham gia phản ứng thu được 1 mol CO2

Vậy 0,25 mol O2 tham gia phản ứng thu được 0,25 mol CO2

Thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra sau phản ứng là:

VCO2 = 22,4. nCO2 = 22,4.0,25 = 5,6 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Lưu huỳnh
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đun nóng 4,8 gam bột Mg với 9,6 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí), thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

Đáp án:
  • Câu A. 2,24

  • Câu B. 3,36

  • Câu C. 4,48

  • Câu D. 6,72

Xem đáp án và giải thích
Quặng sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thành phần chính của quặng xiđerit là

Đáp án:
  • Câu A. FeCO3

  • Câu B. Fe3O4

  • Câu C. FeS2

  • Câu D. Al2O3. 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn một polipeptit X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol pheylanalin (Ph) và 1 mol methioxin (Met). Bằng thực nghiệm xác định được đầu của polipeptit là Met và đuôi của polipeptit là Ph. Mặt khác, nếu thủy phân từng phần thu được một số đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly ; Met – Gly. Xác định trật tự của pholipeptit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn một polipeptit X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol pheylanalin (Ph) và 1 mol methioxin (Met). Bằng thực nghiệm xác định được đầu của polipeptit là Met và đuôi của polipeptit là Ph. Mặt khác, nếu thủy phân từng phần thu được một số đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly ; Met – Gly. Xác định trật tự của pholipeptit.


Đáp án:

Polipeptit + H2O → 2 mol glyxin (Gly),1 mol alanin (Ala), 1 mol pheylanalin (Phe) và 1 mol methioxin (Met) ⇒ X là pentapeptit.

    Ta có: Met – Y – Z – T – Phe. Mặt khác, ta có các đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly; Met - Gly nên trật tự các amino axit trong pentapeptit là Met – Gly – Ala – Phe.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu đượcCO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khốilượng của  C2H5NH2 trong M là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:
Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu đượcCO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khốilượng của  C2H5NH2 trong M là

Đáp án:

Ta có: nO2 = 1,15 mol; nH2O = 1 mol; nN2 = 0,15 mol; nM = 0,25 mol
BTNT O ta có: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> nCO2 = 0,65 mol
mM = mC + mH + mN = 14g
M: C2H5NH2 (u mol); C3HyNz (v mol)
nM = u + v = 0,25 mol
nCO2 = 2u + 3v = 0,65 mol
=> u = 0,1 và v = 0,15
=> %mC2H5NH2 = 32,14%
 
 

Xem đáp án và giải thích
Tính pH của dung dịch chứa 1,46g HCl trong 400,0 ml.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính pH của dung dịch chứa 1,46g HCl trong 400,0 ml.


Đáp án:

nHCl = 1,46/35,5 = 0,04 mol

HCl        -->        H+            +       Cl-

0,04                    0,04

⇒ [H+] = 0,04/0,4 = 10-1M ⇒ pH = -lg10-1 = 1

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…