Cho hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 500 dung dịch NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 (đktc)Và dung dịch X. Thể tích HCl 2M tối thiểu cần cho vào X để thu được lượng kết tủa lớn nhất bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 500 dung dịch NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 (đktc)Và dung dịch X. Thể tích HCl 2M tối thiểu cần cho vào X để thu được lượng kết tủa lớn nhất bao nhiêu?


Đáp án:

Dung dịch X chứa các ion Na+ ; AlO2- ; OH- dư (có thể). Áp dụng định luật Bảo toàn điện tích:

n AlO2- + n OH- = n Na+ = 0,5

Khi cho HCl vaof dung dịch X:

H+ + OH- → H2O (1)

H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3 ↓ (2)

3H+ + Al(OH)3 → Al3+ + 3H2O (3)

Để kết tủa là lớn nhất, thì không xảy ra (3) và n H+ = n AlO2- + n OH- = 0,5 mol

⇒ VHCl = 0,5/2 = 0,25 (lít)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 11,6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao nhiêu bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 11,6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao nhiêu bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra?


Đáp án:

nFeCO3 = 0,1 mol ⇒ Fe(NO3)3 = 0,1 mol ⇒ nNO3- = 0,3 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → Cu2+ + 2NO + 4H2O

nCu = 3/2. nNO3- = 0,45 mol

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

nCu = 1/2. nFe3+ = 0,05

⇒ ∑nCu = 0,5 ⇒ mCu = 32 gam

Xem đáp án và giải thích
Thực hành tính chất của một số hiđrocacbon thơm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành tính chất của một số hiđrocacbon thơm


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Tính chất của benzen

- Tiến hành TN:

    + Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2ml nước brom

    + Cho vào ống thứ nhất 5 giọt benzen

    + Cho vào ống thứ hai 5 giọt dầu thông

    + Cho vào ống thứ ba 5 giọt hexan

- Hiện tượng, giải thích:

    + Ống 1: Dung dịch tách lớp: Lớp chất lỏng phía trên là dung dịch brom trong benzen có mày vàng, lớp dưới là nước không màu.

Do benzen không phản ứng với nước brom nhưng hòa tan brom tốt hơn nước.

    + Ống 2: Dung dịch brom bị mất màu da cam

Dầu thông là Tecpen (C10H16). Brom cộng vào nối đôi của tecpen tạo dẫn xuất đihalogen không màu.

    + Ống 3: Dung dịch tách lớp và không đổi màu.

Do hexan không tác dụng với nước brom.

Thí nghiệm 2: Tính chất của toluen

- Tiến hành TN:

    + Cho vào ống nghiệm A: mẩu I2, ống nghiệm B: 2ml dd KMnO4 loãng, ống nghiệm C: 2 ml nước brom

    + Cho vào mỗi ống nghiệm 0,5 ml toluen

- Hiện tượng, giải thích:

    + Ống A: Khi nhỏ toluen vào ống nghiệm chứa I2, lắc kĩ, để yên thấy dung dịch có màu tím nâu.

Do I2 đã tan trong toluen.

    + Ống B: Dung dịch tách lớp: Lớp toluen không màu nổi lên trên, lớp KMnO4 màu tím ở phía dưới.

Do toluen không phản ứng với dd KMnO4 ở nhiệt độ thường.

    + Ống C: Dung dịch phân lớp: Toluen hòa tan trong brom tạo thành lớp chất lỏng màu vàng nhạt nổi phía trên. Dung dịch nước brom ở phía dưới bị nhạt màu.

Xem đáp án và giải thích
Lipid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol ?

Đáp án:
  • Câu A. Glucozơ

  • Câu B. Metyl axetat

  • Câu C. Triolein

  • Câu D. Saccarozơ

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 1,19 gam hỗn hợp gồm Al, Zn trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 5,03 gam muối sunfat trung hòa và V lít khí H2. Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 1,19 gam hỗn hợp gồm Al, Zn trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 5,03 gam muối sunfat trung hòa và V lít khí H2. Giá trị của V là


Đáp án:

Câu 1.

Hòa tan hết 1,19 gam hỗn hợp gồm Al, Zn trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 5,03 gam muối sunfat trung hòa và V lít khí H2. Giá trị của V là

A.0,896                                    B. 1,120                                 C. 0,672                           D. 0,784

Mã đề 206 – Đề thi THPT 2022

Giải

Ta có : Al (x mol), Zn (y mol)

=>27x +65y = 1,19

BTNT => nAl = 2nAl2(SO4)3 = x mol => nAl2(SO4)3 = 0,5x mol

nZn = nZnSO4 = y mol

=>342.0,5x + 161y = 5,03

Từ 1, 2 => x = 0,02 và y = 0,01

BT e => 2nH2 = 3nAl + 2nZn => nH2 = (3.0,02 + 2.0,01) : 2 = 0,04

=>V(H2) = 0,896 lít

=> Đáp án A

Câu 2.

Cho 11,2 gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được m gam Cu. Giá trị của m là:

A.9,6                                  B. 19,2                                C. 6,4                            D. 12,8

Mã đề 206 – Đề thi THPT 2022

Giải

nCu = 11,2 : 56 = 0,2 mol

PTHH:

CuSO4    +    Fe → FeSO4 + Cu

                     0,2-----------------0,2 mol

⟹ mFe = 0,2.64 = 12,8 gam

Đáp án D

Câu 3.

Cho 180 gam dung dịch glucozơ 1% vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  1. 2,40 B. 2,16                     C. 1,08                              D. 1,20

Mã đề 206 – Đề thi THPT 2022

Giải

nGlucozơ =  (180.1%) : 180 = 0,01 mol

Glucozơ → 2Ag

0,01 → 0,02 mol

⟹ mAg = 0,02.108 = 2,16 gam

Đáp án B

Câu 4.

Thủy phân hoàn toàn m gam metyl axetat bằng dung dịch NaOH đun nóng thu được 8,2 gam muối. Giá trị của m là

A.8,8                                       B. 7,4                                C. 6,0                                  D. 8,2

Mã đề 206 – Đề thi THPT 2022

Giải

Ta có: n muối = 8,2 : 82 = 0,1 mol

CH3COOCH3 + NaOH  --t0--> CH3COONa + CH3OH

Ta có: m muối = 0,1.74 = 7,4g

=>Đáp án B

Xem đáp án và giải thích
“Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?


Đáp án:

Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:

2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O

Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm. Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá tŕnh hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…