Để khắc chữ hoặc hình trên thủy tinh người ta sử dụng dung dịch nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để khắc chữ hoặc hình trên thủy tinh người ta sử dụng dung dịch nào?


Đáp án:

Để khắc chữ hoặc hình trên thủy tinh người ta sử dụng dung dịch HF.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một loại oxit đồng màu đen có khối lượng mol phân tử là 80g. Oxit này có thành phần là 80% Cu và 20% O. Hãy tìm công thức hóa học của loại oxit đồng nói trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại oxit đồng màu đen có khối lượng mol phân tử là 80g. Oxit này có thành phần là 80% Cu và 20% O. Hãy tìm công thức hóa học của loại oxit đồng nói trên.


Đáp án:

mCu = (80.80)/100 = 64g

nCu = 64/64 = 1 mol nguyên tử Cu.

mO = (20.80)/100 = 16g

nO = 16/16 = 1 mol nguyên tử O.

Suy ra trong 1 phân tử hợp chất có 1 nguyên tử Cu và 1 nguyên tử O.

Do đó công thức của oxit đồng màu đen là CuO.

Xem đáp án và giải thích
Phenol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH): (a). Phenol vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na. (b). Phenol tan được trong dung dịch KOH. (c). Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic. (d). Dung dịch natriphenolat tác dụng với CO2 tạo thành Na2CO3. (e). Phenol là một ancol thơm. Số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 5

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Cho a gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 1 mol axit phản ứng và còn lại 0,256a gam chất rắn không tan. Mặt khác khử hoàn toàn a gam hỗn hợp A bằng H2 thu được 42g chất rắn. Tính phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp A.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho a gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 1 mol axit phản ứng và còn lại 0,256a gam chất rắn không tan. Mặt khác khử hoàn toàn a gam hỗn hợp A bằng H2 thu được 42g chất rắn. Tính phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp A.


Đáp án:

Còn lại 1 phần chất rắn không tan ⇒ Cu dư

Bảo toàn điện tích ta có: nHCl = 2nO trong A = 6x + 8y (1)

Bảo toàn khối lượng ta có: 160x + 232y + 64z = 50 – 0,256.50 = 37,2g (2)

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ +2 Fe2+

Cu + 3Fe+8/3 → Cu2+ + 3Fe2+

Bảo toàn e ta có: x + y = z (3)

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là liên kết đơn? Liên kết đôi? Liên kết ba? Cho ví dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là liên kết đơn? Liên kết đôi? Liên kết ba? Cho ví dụ.


Đáp án:

- Liên kết đơn là liên kết do sự xen phủ 2 obitan liên kết theo dọc trục liên kết.

Ví dụ: Phân tử HBr: H-Br.

- Liên kết đôi là liên kết được hình thành do 2 cặp electron liên kết. Trong liên kết đôi có 1 liên kết σ (bền hơn) và 1 liên kết π (kém bền hơn).

Ví dụ: Phân tử CO: C=O.

- Liên kết ba là liên kết được hình thành do 3 cặp electron liên kết. Trong liên kết ba có 1 liên kết σ và 2 liên kết π.

Ví dụ: Phân tử axetilen: H-C ≡ C-H.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết: – Cấu tạo nguyên tử của A. – Tính chất hóa học đặc trưng của A. – So sánh tính chất hóa học của A với các nguyên tố lân cận.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kì 3, nhóm I trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hãy cho biết:

– Cấu tạo nguyên tử của A.

– Tính chất hóa học đặc trưng của A.

– So sánh tính chất hóa học của A với các nguyên tố lân cận.


Đáp án:

a) Cấu tạo nguyên tử của A:

Số hiệu nguyên tử của A là 11 cho biết: natri ở ô số 11, điện tích hạt nhân nguyên tử natri là 11+ có 11 electron trong nguyên tử natri, ở chu kì 3, nhóm I.

b) Tính chất hóa học đặc trưng của natri:

Nguyên tố natri ở đầu chu kì là hai kim loại mạnh, tròn phản ứng hóa học, natri là chất khử mạnh.

Tác dụng với phi kim:

4Na + O2 → 2Na2O

2Na + Cl2 → 2NaCl

Tác dụng với dung dịch axit:

2Na + 2HCl → 2NaCl + H2 ↑

Tác dụng với nước: Nguyên tố Na ngoài tính chất hóa học chung của kim loại còn có tính chất hóa học đặc trưng là tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

Tác dụng với dung dịch muối: Na + dung dịch CuSO4

2Na + 2H2O → 2NaOH +H2 ↑

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ +Na2SO4

c) So sánh tính chất hóa học của Na với các nguyên tố lân cận:

Na có tính chất hóa hoc mạnh hơn Mg (nguyên tố sau Na), mạnh hơn Li (nguyên tố trên Na) nhưng yếu hơn K (nguyên tố dưới Na).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…