Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít hỗn hợp X gồm (NO và NO2) và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và axit dư. Tỉ khối hơi của X đối vơi hidro bằng 19. Tính thể tích hỗn hợp khí X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít hỗn hợp X gồm (NO và NO2) và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và axit dư. Tỉ khối hơi của X đối vơi hidro bằng 19. Tính thể tích hỗn hợp khí X.


Đáp án:

 

là trung bình cộng nên nNO = nNO2

Trong 12 gam hỗn hợp có 0,1 mol Fe và 0,1 mol Cu

    Fe → Fe3+ + 3e         Cu → Cu2+ + 2e

    ⇒ ∑nelectron do chất khử cho = 0,5(mol)

  Áp dụng định luật bảo toàn electron: 4x = 0,5 ⇒ x = 0,125(mol)

    Vậy: V = 0,125.2.22,4 = 5,6(lít)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tìm khối lượng hỗn hợp axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A.

    50,65.

  • Câu B.

    22,35.  

  • Câu C.

    33,50.

  • Câu D.

    44,65.  

Xem đáp án và giải thích
Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa axit nitric và axit photphoric. Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa axit nitric và axit photphoric. Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ?


Đáp án:

Những tính chất chung: Đều có tính axit

   + Chuyển màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng

   + Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):

   3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

   Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

   + Tác dụng với một số muối của axit yếu và không có tính khử:

   2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

   2H3PO4 + 3Na2SO3 → 2Na3PO4 + 3H2O + 3SO2

 

Những tính chất khác nhau:

HNO3 H3PO4

- Axit HNO3 là axit mạnh

HNO3 → H+ + NO3-

- Axit HNO3 có tính oxi hoá mạnh

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

- Axit H3PO4 là một triaxit trung bình

H3PO4 ⇆ H+ + H2PO4-

H2PO4- ⇆ H+ + HPO42-

HPO42- ⇆ H+ + PO43-

- Axit H3PO4 không có tính oxi hoá.

3Fe + 2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2

S + H3PO4 → không phản ứng

3FeO +2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2O

Xem đáp án và giải thích
Cho Zn phản ứng với HCl, khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho Zn phản ứng với HCl, khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu gì?


Đáp án:

Phản ứng của Zn với HCl:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Khí thoát ra là H2, cháy được trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt.

Xem đáp án và giải thích
Bản chất của liên kết ion là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Bản chất của liên kết ion là gì?


Đáp án:

 Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa 2 ion mang điện trái dấu.

Xem đáp án và giải thích
Tìm phản ứng sai
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng nào sau đây là sai?

Đáp án:
  • Câu A. Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O

  • Câu B. 3Zn + 2CrCl3 → 3ZnCl2 + 2Cr

  • Câu C. 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3

  • Câu D. 2Na2CrO4 + H2SO4 → Na2Cr2O7 + Na2SO4 + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…