ột nguyên tử có 3 phân lớp electron. Trong đó số electron p nhiều hơn số electron s là 5. Số electron lớp ngòai cùng của nguyên tử này là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

ột nguyên tử có 3 phân lớp electron. Trong đó số electron p nhiều hơn số electron s là 5. Số electron lớp ngòai cùng của nguyên tử này là bao nhiêu?


Đáp án:

Nguyên tử có 3 phân lớp electron nên suy ra có 6 electron s.

Vậy nguyên tử này có 11 electron p.

Cấu hình electron của nguyên tử này là: 1s22s22p63s23p5

Nguyên tử có 7 electron lớp ngoài cùng.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Để 3,64 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 4,6 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X cần 200 ml dung dịch HNO3 xM, thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy giá trị của x là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để 3,64 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 4,6 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X cần 200 ml dung dịch HNO3 xM, thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy giá trị của x là


Đáp án:

Giải

Ta có: nFe = 3,64 : 56 = 0,065 mol

Quy đổi hỗn hợp X thành Fe và O

Ta có mO = mX – mFe = 4,6 – 3,64 = 0,96 gam

=>nO = 0,96 : 16 = 0,06 mol

Khi cho X tan trong HNO3 ta có Fe2+ ; Fe3+ 

Gọi số mol của Fe2+: a mol; Fe3+: b mol

Ta có: a + b = 0,065 mol (1)

Ta có: nNO = 0,02 mol

BT e : ta có  2a + 3b = 2nO + 3nNO

=>2a + 3b = 2.0,06 + 3.0,02 = 0,18 (2)

Từ (1), (2) => a = 0,015 mol ; b = 0,05 mol

=>nHNO3 = 2nFe(NO3)2 + 3nFe(NO3)3 + nNO = 2.0,015 + 0,05.3 + 0,02 = 0,2

=> CM = 0,2 : 0,2 = 1M

Xem đáp án và giải thích
Khi chưng cất nhựa than đá, người ta thu dược phân đoạn chứa phenol và anilin hòa tan trong ankyl benzen (dung dịch A). Sục khí hidroclorua vào 100 ml dung dịch A thì thu được 1,295 g kết tủa. Nhỏ từ từ nước brom vào 100 ml dung dịch A cho đến khi ngừng mất màu brom thì hết 300 ml dung dịch nước brom 3,2%. Tính nồng độ mol của phenol và anilin trong dung dịch A.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Khi chưng cất nhựa than đá, người ta thu dược phân đoạn chứa phenol và anilin hòa tan trong ankyl benzen (dung dịch A). Sục khí hidroclorua vào 100 ml dung dịch A thì thu được 1,295 g kết tủa. Nhỏ từ từ nước brom vào 100 ml dung dịch A cho đến khi ngừng mất màu brom thì hết 300 ml dung dịch nước brom 3,2%. Tính nồng độ mol của phenol và anilin trong dung dịch A.


Đáp án:

Gọi số mol của C6H5OH, C6H5NH2 lần lượt là z, x (trong 100 ml dung dịch A)

A + HCl: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (1)

Theo (1) nHCl phản ứng = nanilin = nmuối = 1,295/129,5 = 0,01 (mol)

A + dd Br2:

C6H5OH + 3Br2     --> C6H2Br3OH + 3HBr (2)

z                   3z                   z

C6H5NH2 +  3Br2  ---> C6H2Br3NH2 + 3HBr (3)

0,01                 0,03              0,01

Coi dung dịch loãng của nước brom có d = 1g/ml, theo đề bài ta có:

nHBr = (300.3,2%)/160 = 0,06 (mol) ⇒ 3z = 0,06 – 0,03 = 0,03 mol hay z = 0,01 mol

CM anilin = CM phenol = 0,01/0,1 = 0,1 M

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón hóa học


Đáp án:

Dụng cụ: 3 Ống nghiệm.

Hóa chất: amoni sunfat, kali clorua và supephotphat kép.

Tiến hành thí nghiệm: Như sgk.

Hiện tượng: Các mẫu phân đều tan và tạo dung dịch không màu.

   + Phân đạm amoni sunfat: Ống nghiệm có khí thoát ra mùi khai chứa dd (NH4)2SO4.

   2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3↑ + 2H2O

   NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

   + Phân kali clorua và phân supephotphat kép:

Ở ống nghiệm có ↓trắng => dd KCl

Ống nghiệm không có ↓ => dd Ca(H2PO4)2

   AgNO3 + KCl → AgCl↓ + KNO3

   Ag+ + Cl- → AgCl↓

Xem đáp án và giải thích
Hãy phân biệt các chất trong nhóm sau: a) Etyl axetat, fomalin, axit axetic, etanol. b) Các dung dịch: axeanđehit, glixerol, axit acrrylic và axit axetic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phân biệt các chất trong nhóm sau:

a) Etyl axetat, fomalin, axit axetic, etanol.

b) Các dung dịch: axeanđehit, glixerol, axit acrrylic và axit axetic.


Đáp án:

a) - Dùng quỳ tím:

Nhận biết được CH3COOH vì làm quỳ tím hóa đỏ.

- Dùng AgNO3/NH4 (phản ứng tráng gương):

Nhận biết fomalin vì tạo kết tủa Ag.

HCHO + 4[Ag(NH3)2](OH) → (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O

- Dùng Na:

Nhận biết được C2H5OH vì sủi bọt khí H2, mẫu còn lại là etyl axetat.

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

b) Dùng quỳ tím nhận được hai nhóm chất sau:

    + Nhóm làm quỳ tím hóa đỏ là CH2=CHCOOH và CH3COOH (nhóm I)

    + Nhóm không đổi màu quỳ tím CH3CHO và C3H8O3 (nhóm II)

- Nhóm I. Dùng dung dịch Br2 nhận biết được CH2=CHCOOH vì chất làm mất màu dung dịch Br2. Mẫu còn lại là CH3COOH.

CH2=CHCOOH + Br2 → CH2Br-CHBrCOOH

- Nhóm II. Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được CH3CHO vì tạo ra kết tủa Ag. Mẫu còn lại là C3H8O3.

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2](OH) → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ phản ứng: Fe + … → FeCl2 + H2. Chất còn thiếu trong sơ đồ trên là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ phản ứng: Fe + … → FeCl2 + H2. Chất còn thiếu trong sơ đồ trên là gì?


Đáp án:

Vế phải có chứa Fe, Cl, H do đó chất còn thiếu ở vế trái phải chứa cả H và Cl.

Vậy chất còn thiếu là HCl.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…