Về tính chất hoá học, crom giống và khác với nhôm như thế nào ?
Tính chất hóa học của Al và Cr:
* Giống nhau: - Đều phản ứng với phi kim, HCl, H2SO4 (l)
- Đều có màng oxit bảo vệ bền trong không khí và thực tế là không phản ứng với nước
- Đều bị thụ động trong HNO3, H2SO4 (đ, nguội)
* Khác nhau: nhôm chỉ có một trạng thái số oxi hóa là +3 còn crom có nhiều trạng thái số oxi hóa, khi phản ứng với HCl, H2SO4 (l) cho hợp chất Al(III) còn Cr(II)
- Nhôm có tính khử mạnh hơn nên nhôm khử được crom(III)oxit.
a) Vì sao amin dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cùng nguyên tử cacbon trong phân tử?
b) Vì sao benzyl amin (C6H5CH2NH2) tan vô hạn trong nước và làm xanh quỳ tím còn anilin (C6H5NH2) thì tan kém (3,4 gam trong 100 gam nước) và không làm đổi màu quỳ tím?
a) Do amin có khả năng tạo liên kết hidro khá mạnh với nước nên dễ tan trong nước hơn so với dẫn xuất halogen có cũng nguyên tử cacbon trong phân tử.
b) Gốc C6H5- có tương tác hút electron mạnh làm giảm mật độ electron của nguyên tử N nên làm tính bazo của anilin giảm gần như không có tính bazo đồng thời làm giảm độ tan của anilin trong nước.
- Nhóm C6H5-CH2-
- Do nhóm NH2 không đính trực tiếp vào vòng benzen nên mật độ electron trên nguyên tử Nito của phân tử C6H5CH2NH2 lớn hơn tính bazơ không bị giảm đi do đó nó tan tốt trong nước và làm quỳ tím hóa xanh
Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và
0,328 m gam chất rắn không tan. Dung dịch X làm mất màu vừa hết 48ml dung dịch KMnO4 1M. Giá trị
của m là
Giải
Cách 1
Cho hỗn hợp vào H2SO4 loãng. Dư chất rắn => Dư Cu => Muối sắt (III) đã bị khử hết xuống sắt (II)
10FeSO4+ 2KMnO4+ 8H2SO4 →5Fe2(SO4)3+ K2SO4+ 2MnSO4+ 8H2O
nKMnO4= 0,048 mol
=> nFeSO4= 0,24 mol
Cu+ Fe2(SO4)3 → CuSO4+ 2FeSO4
=> nFe2(SO4)3= nCu phản ứng= 0,12 mol
Fe2O3+ 3H2SO4 -→ Fe2(SO4)3+ 3H2O
=> nFe2O3= 0,12 mol
=> mFe2O3= 19,2g
Sau phản ứng, chất rắn giảm = m - 0,328m = 0,672m (gam)
m rắn giảm = mFe2O3 + mCu phản ứng
=> 19,2+ 0,12.64= 0,672m
=> m = 40g
Cách 2
Dung dịch X chứa Cu2+ và Fe2+
Ta có: nKMnO4 = 0,048 mol
Áp dụng BT e ta có: nFe2+ = 5.0,048 = 0,24 mol
BTNT nên nFe2O3 = 0,12 mol
Rắn không tan gồm Fe2O3 và Cu (0,12 mol)
=> m – 0,328m = 160.0,12 + 64.0,12 = 26,88
=> m = 40 gam
Có ba ống nghiệm không dán nhãn đựng ba dung dịch axit đặc riêng biệt là Chỉ dùng một hóa chất, hãy nêu cách phân biệt mỗi ống nghiệm trên. Viết các phương trình hóa học.
Dùng Cu kim loại có thể nhận ra từng axit:
Cho mẫu Cu vào 3 ống nghiệm đựng riêng biệt từng axit và đun nóng. Nếu có khí không màu, mùi hắc thoát ra, dung dịch chuyển thành màu xanh thì đó là đặc :
Nếu có khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển màu xanh, axit đó là :
Nếu không có hiện tượng gì, đó là HCl đặc.
Câu A. protit luôn chứa chức hiđroxyl.
Câu B. protit luôn là chất hữu cơ no.
Câu C. protit luôn chứa nitơ.
Câu D. protit có khối lượng phân tử lớn hơn.
Trình bày kết quả của thí nghiệm điều chế khí oxi, thu khí oxi và đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi.
Thí nghiệm 1: Đun nóng KMnO4.
Chất rắn trong ống nghiệm chuyển dần thành màu đen, tàn đóm đỏ bùng cháy.
2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2
Khi đun nóng kalipemaganat bị phân hủy tạo ra khí oxi.
Vì khí oxi duy trì sự cháy nên làm cho tàn đóm đỏ bùng cháy.
Chất rắn màu đen là MnO2.
=> KMnO4 bị nhiệt phân hủy, giải phóng oxi
Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi.
- Trong không khí lưu huỳnh cháy với ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt.
- Trong khí oxi lưu huỳnh cháy mãnh liệt hơn.
- Tạo ra chất khí mùi hắc là lưu huỳnh đioxit.
S + O2 --t0--> SO2.
Vì trong lọ đựng oxi sự tiếp xúc của các phân tử lưu huỳnh với các phân tử oxi nhiều hơn trong không khí nên sự cháy xảy ra mãnh liệt hơn.
=> Ở nhiệt độ cao oxi dễ dàng phản ứng với phi kim tạo ra oxit axit.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet