Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí Z gồm CO và H2 cần dùng 4,48 lít khí O2. Hỗn hợp khí sinh ra có 3,36 lít CO2. Thể tích H2 trong hỗn hợp ban đầu là (biết thể tích các khí đều ở đktc)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí Z gồm CO và H2 cần dùng 4,48 lít khí O2. Hỗn hợp khí sinh ra có 3,36 lít CO2. Thể tích H2 trong hỗn hợp ban đầu là (biết thể tích các khí đều ở đktc)?


Đáp án:

nCO2 =  0,15 mol

nO2 = 0,2 mol

2CO + O2 --t0--> 2CO2 (1)

2H2 + O2 --t0--> 2H2O (2)

Theo phương trình (1): nO2 (1) = 0.5.nCO2 = 0,075 mol

nO2 (2) = 0,2 – 0,075 = 0,125 mol

Theo phương trình (2): nH2 = 2nO2 = 0,25 mol

VH2 = 0,25.22,4 = 5,6 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán liên quan tới phản ứng thủy phân peptit
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

hỗn hợp gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin, và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit nhỏ hơn 13. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 18,83

  • Câu B. 18,29

  • Câu C. 19,19

  • Câu D. 18,47

Xem đáp án và giải thích
Hai nguyên tố X và Y nằm ở hai nhóm A kế tiếp và thuộc cùng một chu kì. Chúng có thể tạo được hợp chất có công thức X2Y, trong đó tổng số proton là 23. X có số hiệu nguyên tử là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hai nguyên tố X và Y nằm ở hai nhóm A kế tiếp và thuộc cùng một chu kì. Chúng có thể tạo được hợp chất có công thức X2Y, trong đó tổng số proton là 23. X có số hiệu nguyên tử là bao nhiêu?


Đáp án:

X2Y có tổng số proton = 22 ⇒ 2pX + pY = 22

X, Y thuộc cùng chu kì và ở hai nhóm A kế tiếp ⇒ pX + 1 = pY

⇒ pX = 7; pY = 8

Xem đáp án và giải thích
Cho 9,2g một kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo thành 23,4g muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hóa trị I.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 9,2g một kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo thành 23,4g muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hóa trị I.


Đáp án:

Gọi nguyên tử khối của kim loại A là A.

Phương trình hóa học của phản ứng:

2A + Cl2 → 2ACl

mA = 9,2g, mACl = 23,4g.

Có nA = nACl

nA = 9,2/A; nACl = 23,4 : (A + 35,5)

⇒ 9,2 x (A + 35,5) = A x 23,4.

⇒ A = 23. Vậy kim loại A là Na.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào sau đây ?


Đáp án:
  • Câu A. Đun nóng với Cu(OH)2 có kết tủa đỏ gạch.

  • Câu B. Hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.

  • Câu C. Đều tác dụng với dung AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.

  • Câu D. Đều tham gia phản ứng thủy phân.

Xem đáp án và giải thích
Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là gì?


Đáp án:

Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…