Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị?
Liên kết kim loại là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do và các ion dương, kết dính các ion dương kim loại với nhau.
So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị:
+ Liên kết cộng hóa trị: sự dùng chung electron giũa hai nguyên tử tham gia liên kết.
+ Liên kết kim loại: sự dùng chung electron toàn bộ electron trong nguyên tử kim loại.
So sánh liên kết kim loại với liên kết ion.
+ Liên kết ion: do lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu.
+ Liên kết kim loại: lực hút tĩnh điện sinh ra do các electron tự do trong kim loại và ion dương kim loại.
Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những muối sau CuSO4, AlCl3, Pb(NO3)2, ZnCl2, KNO3, AgNO3. Viết phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có). Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
Fe tác dụng được với các muối: CuSO4, Pb(NO3)2, AgNO3
+) Fe + CuSO4 →FeSO4+ Cu
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Fe là chất khử , CuSO4 là chất oxi hoá
+) Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb
Fe + Pb 2+ → Fe 2+ + Pb
Fe là chất khử, Pb(NO3)2 là chất oxi hóa
+) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
Fe là chất khử, AgNO3 là chất oxi hóa
Nếu AgNO3 dư ta có pứ:
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Ag + + Fe2+ → Fe3+ + Ag
Câu A. 3
Câu B. 2
Câu C. 4
Câu D. 5
Chỉ dùng thêm Cu và một muối tuỳ ý hãy nhận biết các hoá chất bị mất nhãn trong các lọ đựng từng chất sau: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4.
TH1: Nếu H2SO4 đặc:
Thì Cu tác dụng với HNO3, H2SO4 (Nhóm 1)
Không tác dụng HCl, H3PO4 (Nhóm 2)
Ta dùng muối Ba(NO3)2
Cho vào nhóm 1 có kết tủa BaSO4 nhận biết được H2SO4, còn HNO3 không có hiện tượng đặc biệt
Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + NO2 + H2O
Cho vào nhóm 2: có kết tủa Ba3(PO4)2. nhận biết H3PO4.
còn HCl không có hiện tượng gì đặc biệt:
Phương trình: H3PO4 + Ba(NO3)2 → Ba3(PO4)2 + NO2 + H2O
TH2: Nếu H2SO4 loãng:
Nhóm 1: không tác dụng với Cu: HCl, H3PO4, H2SO4
Nhóm 2: HNO3 tác dụng tạo khí → nhận biết được HNO3
Cũng dùng Ba(NO3)2
Cho vào nhóm 1
Có kết tủa Ba3(PO4)2 và BaSO4
Không có hiện tượng đặc biệt là HCl → nhận biết được HCl
Còn hai kết tủa, ta dùngHCl vừa nhận ra cho vào hai kết tủa, kết tủa nào tan là Ba3(PO4)2 → Nhận biết được H3PO4, còn kết tủa nào không tan là BaSO4 → nhận biết được H2SO4
Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Tính phần trăm khối lượng của Cu trong X
Quy đổi X thành Fe (a mol), Cu (b mol) và O (c mol)
mX = 56a + 64b + 16c = 2,44 g
Bảo toàn electron: 3a + 2b = 2c + 0,0225.2
mmuối = 400. a/2 + 160b = 6,6 g
→ a = 0,025; b = 0,01; c = 0,025
→ mCu = 0,64 mol → %mCu = 26,23%
Câu A. FeCO3.
Câu B. Fe2O3.
Câu C. FeS2.
Câu D. Fe3O4.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB