Theo giá trị khối lượng tính bằng gam của nguyên tử cacbon cho trong bài học, hãy tính xem một đơn vị cacbon tương ứng với bao nhiêu gam?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Theo giá trị khối lượng tính bằng gam của nguyên tử cacbon cho trong bài học, hãy tính xem một đơn vị cacbon tương ứng với bao nhiêu gam?

 

Đáp án:

Ta có khối lượng 1 nguyên tử C = 1,9926 . 10-23 g và bằng 12 đvC

⇒ khối lượng của 1 đơn vị cacbon là

1đvC = (1,9926 . 10-23 )/12 = 1,66.10-24

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Liên kết ion được tạo thành giữa liên kết gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Liên kết ion được tạo thành giữa liên kết gì?


Đáp án:

Liên kết ion được tạo thành giữa một nguyên tử kim loại mạnh và một nguyên tử phi kim mạnh.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ). Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam, ở bình (2) có 20 gam kết tủa. Tỉ khối của X đối với hiđro là 30. Xác định công thức của phân tử X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ). Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam, ở bình (2) có 20 gam kết tủa. Tỉ khối của X đối với hiđro là 30. Xác định công thức của phân tử X.


Đáp án:

Đặt CTPT của X là CxHyOz

MX = 30.2 = 60 ;

nX = 0,1 mol

Bảo toàn nguyên tố C: 0,1.x = 0,2 → x = 2

Bảo toàn nguyên tố H: 0,1y = 2.0,2 → y = 4

12.4 + 4.1 + 16z = 60 → z = 2 → CTPT: C2H4O2

Xem đáp án và giải thích
Cho dung dịch A chứa các cation Ba2+, Fe3+, Cu2+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các cation đó trong A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch A chứa các cation Ba2+, Fe3+, Cu2+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các cation đó trong A.


Đáp án:

Lấy một ít dung dịch, nhỏ từ từ NaOH vào, lọc lấy kết tủa đem hòa tan bằng dung dịch NH3 thấy kết tủa tan một phần tạo thành dung dịch có màu xanh thẫm ⇒ có Cu2+

Cu2+ + 2OH- → Cu (OH)2

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

Phần kết tủa không tan trong NH3 có màu nâu đỏ là Fe(OH)3 ⇒ có Fe3+

Fe3+ +3OH- → Fe(OH)3 màu nâu đỏ.

Lấy một ít dung dịch, nhỏ từ từ Na2SO4 và một ít dung dịch H2SO4 loãng vào, thấy xuất hiện kết tủa trắng không tan trong axit H2SO4. Đó là BaSO4 trong dung dịch có chứa ion Ba2+

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Xem đáp án và giải thích
Cho biết thí dụ về một số nghành sản xuất vật liệu quan trọng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết thí dụ về một số nghành sản xuất vật liệu quan trọng.


Đáp án:

- Công nghiệp gang thép: sản xuất các loại vật liệu sắt thép ...

- Công nghiệp Silicat

- Công nghiệp luyện kim màu ...

Xem đáp án và giải thích
Trong nguyên tử, những electron của lớp nào quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố đó? Cho thí dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong nguyên tử, những electron của lớp nào quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố đó? Cho thí dụ.


Đáp án:

Trong nguyên tử, những electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố.

Thí dụ: Liti, natri có 1e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của kim loại, oxi và lưu huỳnh đều có 6e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của phi kim.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…