Khi hiđro hoá hoàn toàn một mol olein (glixerol trioleat) nhờ Ni xúc tác thu được một mol stearin (glixerol tristearat) phải cần bao nhiêu mol H2?
Câu A. 1
Câu B. 2
Câu C. 3 Đáp án đúng
Câu D. 4
C3H5(OOC-C17H33)3 + 3H2 ® C3H5(OOC-C17H35)3 Vậy cần 3 mol H2. Þ Đáp án C.
Tiến hành các thí nghiệm sau : (a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl (b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư (c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng dư (d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3 Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là :
Câu A. 2
Câu B. 3
Câu C. 1
Câu D. 4
Cho sơ đồ phản ứng sau:
FeaOb + HCl → FeClc + H2O
Cho biết Fe có hóa trị III, hãy xác định a, b, c và cân bằng phương trình hóa học.
- Sắt có hóa trị III, vậy oxit của sắt là Fe2O3, muối sắt là FeCl3
⇒ a = 2; b = 3 và c = 3.
- Cân bằng phương trình:
Sơ đồ phản ứng: Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O
Vế trái có 2 nguyên tử Fe, để số nguyên tử Fe ở hai vế bằng nhau thêm 2 vào trước FeCl3.
Fe2O3 + HCl → 2FeCl3 + H2O
Khi đó vế phải có 6 nguyên tử Cl, để số Cl ở hai vế bằng nhau thêm 6 vào trước HCl.
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + H2O
Cuối cùng thêm 3 vào trước H2O để số nguyên tử H ở hai vế bằng nhau.
Vậy phương trình hóa học là:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Câu A. 65,6
Câu B. 72,0.
Câu C. 70,4.
Câu D. 66,5.
Cồn khô và cồn lỏng có cùng một chất không ?
Cồn khô và cồn lỏng đều là cồn (rượu etylic nồng độ cao) vì người ta cho vào cồn lỏng một chất hút dịch thể, loại chất này làm cồn lỏng chuyển khô.
Dùng những thuốc thử nào có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau?
a. Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na.
b. Các dung dịch muối: NaCl, CaCl2, AlCl3.
c. Các oxit: CaO, MgO, Al2O3.
d. Các hiđroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3.
a. Các kim loại Al, Mg, Ca, Na,
* Hòa tan 4 kim loại vào nước ta được 2 nhóm:
- Nhóm kim loại tan: Ca, Na
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
Sục khí CO2 vào hai dung dịch thu được, dung dịch nào có tạo ra kết tủa là Ca(OH)2:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
- Nhóm hai kim loại không tan trong nước là Mg và Al
Đem hòa tan trong dung dịch kiềm, nhận ra Al do bị tan ra còn Mg thì không.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
b. Các dung dịch muối.
- Nhỏ dung dịch NaOH vào 3 dung dịch muối, nhận ra AlCl3 vì có kết tủa.
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl.
- Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào 2 dung dịch còn lại nhận ra CaCl2 vì có kết tủa:
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 ↓ + 2NaCl
Còn lại là NaCl.
c. Các oxit CaO, MgO, Al2O3
- Hòa tan vào H2O thì CaO tan.
CaO + H2O → Ca(OH)2
- Hòa tan 2 mẫu còn lại vào dung dịch kiềm thấy mẫu tan là Al2O3.
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
- Còn lại là MgO.
d. Các hiđroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3.
- Hòa tan các mẫu thử vào nước: Al(OH)3 không tan.
- Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào 2 dung dịch, nhận ra Ca(OH)2 vì tạo CaCO3 kết tủa
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH
- Còn lại là NaOH
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet