Thế nào là ăn mòn kim loại? Lấy ba ví dụ về ăn mòn kim loại xung quang ta.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là ăn mòn kim loại? Lấy ba ví dụ về ăn mòn kim loại xung quang ta.


Đáp án:

– Sự phá hủy kim loại, hợp kim trong môi trường tự nhiên được gọi là sự ăn mòn kim loại.

– Ba ví dụ: Thanh sắt trong bếp lò than bị ăn mòn. Các cầu như cầu Tràng Tiền, cầu Long Biên ... bị gỉ nên hàng năm phải sơn lại cầu. Vỏ tàu thủy bị ăn mòn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Người ta điều chế C2H5OH từ xenlulozơ với hiệu suất chung của cả quá trình là 60% tính khối lượng C2H5OH thu được từ 32,4 gam xeluluzơ
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta điều chế C2H5OH từ xenlulozơ với hiệu suất chung của cả quá trình là 60% tính khối lượng C2H5OH thu được từ 32,4 gam xeluluzơ


Đáp án:

Số gam xenlulozơ đã tham gia phản ứng là 32,4.60%. Gọi x là số gam ancol etylic được tạo thành.

Theo (1) và giả thiết ta có :

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng)

  • Câu B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

  • Câu C. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường)

  • Câu D. Dung dịch NaOH (đun nóng).

Xem đáp án và giải thích
Vì sao gạo nếp nấu lại dẻo?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao gạo nếp nấu lại dẻo?


Đáp án:

Tinh bột là hỗn hợp của 2 thành phần amilozo và amilopectit. Amilozo tan được trong nước, còn amilopectit không tan trong nước, trong nước nóng tạo hồ tinh bột, quyết định độ dẻo của tinh bột.

Tinh bột có trong gạo tẻ, ngô tẻ có hàm lượng amilopectit cao chiếm 80%, amilozo chiếm 20%. Nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ thường có độ dẻo bình thường .Tinh bột có trong gạo nếp, ngô có hàm lượng amilopectit rất cao chiếm 90%, amilozo chiếm 20%. Nên cơm gạo nếp, ngô thường dẻo hơn nhiều so với cơm gạo tẻ, ngô tẻ.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Các chất khí X, Y, Z, R, S, T lần lượt tạo ra từ các quá trình tương ứng sau: (1). Thuốc tím tác dụng với dung dịch axit clohidric đặc. (2). Sunfua sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric. (3). Nhiệt phân kaliclorat, xúc tác manganđioxit. (4). Nhiệt phân quặng đolomit. (5). Amoni clorua tác dụng với dung dịch natri nitrit bão hòa. (6). Oxi hóa quặng pirit sắt. Số chất khí làm mất màu dung dịch nước brom là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,1 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 125 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho một lượng vừa đủ dung dịch NaOH vào X để phản ứng xảy ra hoàn toàn số mol NaOH đã phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 0,1 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 125 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho một lượng vừa đủ dung dịch NaOH vào X để phản ứng xảy ra hoàn toàn số mol NaOH đã phản ứng là


Đáp án:

nNaOH = nH+ = nOH+ = 0,1.2 + 0,125.2 = 0,45 mol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…