Nén một hỗn hợp khí gồm 2 mol nitơ và 7 mol hiđro trong một bình phản ứng có sẵn chất xúc tác thích hợp và nhiệt độ của bình được giữ không đổi ở 450°C. Sau phản ứng thu được 8,2 mol một hỗn hợp khí. 1. Tính phần trăm số mol nitơ đã phản ứng. 2. Tính thể tích (đktc) khí amoniac được tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nén một hỗn hợp khí gồm 2 mol nitơ và 7 mol hiđro trong một bình phản ứng có sẵn chất xúc tác thích hợp và nhiệt độ của bình được giữ không đổi ở 450°C. Sau phản ứng thu được 8,2 mol một hỗn hợp khí.

1. Tính phần trăm số mol nitơ đã phản ứng.

2. Tính thể tích (đktc) khí amoniac được tạo thành.





Đáp án:

Số mol khí ban đầu :                 2              7                     0

Số mol khí đã phản ứng :          x             3x

Số mol khí lúc cần bằng :         2 - x         7 - 3x              2x

Tổng số mol khí lúc cân bằng : (2 - x) + (7 - 3x) + 2x = 9 - 2x

Theo đề bài : 9 - 2x = 8,2

                            x = 0,4

1. Phần trăm sô mol nitơ đã phản ứng : ( = 20%.

2. Thể tích (đktc) khí amoniac được tạo thành : 2.0,4.22,4 = 17,9 (lít).




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong một phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi gì? Kết quả là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong một phản ứng chỉ xảy ra sự thay đổi gì? Kết quả là gì?


Đáp án:

 Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.

 

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X chứa hai triglixerit bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được 6,44 gam glyxerol và ba muối C15H31COONa, C17H33COONa, C17H35COONa với tỉ lệ mol tương ứng là 10 : 7 : 4. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 89,04 gam X cần vừa đủ a mol O2. Giá trị của a là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X chứa hai triglixerit bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được 6,44 gam glyxerol và ba muối C15H31COONa, C17H33COONa, C17H35COONa với tỉ lệ mol tương ứng là 10 : 7 : 4. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 89,04 gam X cần vừa đủ a mol O2. Giá trị của a là


Đáp án:

nC3H5(OH)3 = 0,07 mol => m muối = 0,21 mol

Muối gồm C15H31COONa (0,1); C17H33COONa (0,07); C17H35COONa (0,04)

Quy đổi muối thành HCOONa (0, 21); CH2 (0,1.15 + 0,07.17 + 0,04.17 = 3,37); H2 ( -0,07)

=> X gồm (HCOO)3C3H5 (0,07 mol); CH2 (3,37 mol); H (-0,07 mol) => mX = 59,36 gam

nO2 = 0,07.5 + 3,37.1,5 - 0,07.0,5 = 5,37

Tỉ lệ đốt 59,36 gam X cần 5,37 mol O2

=> Đốt 89,04 gam X cần 8,055 mol O2

Xem đáp án và giải thích
Hệ số polime hóa là gì? Có thể xác định chính xác hệ số polime hóa được không? Tính hệ số polime hóa của PE, PVC và xenlulozơ biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là:420 000, 250 000 và 1 620 000.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hệ số polime hóa là gì? Có thể xác định chính xác hệ số polime hóa được không? Tính hệ số polime hóa của PE, PVC và xenlulozơ biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là:420 000, 250 000 và 1 620 000.


Đáp án:

Không thể xác định chính xác hệ số polime hóa được vì polime là một hỗn hợp các chất có hệ số polime hóa khác nhau. Do đó chỉ xác định được n trung bình .

Tính hệ số polime hóa của PE, n = 420000/28 = 15000

Tính hệ số polime hóa cảu PVC, n = 250000/62,5 = 4000

Tính hệ số polime hóa của xenlulozo, n = 1620000/162 = 10000

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết m gam Fe bằng 400ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết m gam Fe bằng 400ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất).  Tìm m?


Đáp án:

nHNO3 = 0,4 mol ⇒ mHNO3 = 0,4.63 = 25,2 gam

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O (1)

Phản ứng (1) xảy ra, khối lượng chất tan giảm đi, mà theo đề bài, khối lượng chất tan là 26,44 gam > 25,2 gam nên xảy ra phản ứng hoà tan Fe dư

2Fe3+ + Fe → 3Fe2+ (2)

⇒ phản ứng (1) xảy ra hoàn toàn

nFe(1) = 1/4nHNO3 = 0,1 mol

⇒ mFe(1) = 5,6 gam ⇒ mFe(2) = 26,44 – 0,1.242 = 2,24 gam

mFe = 5,6 + 2,24 = 7,84 gam

Xem đáp án và giải thích
Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit?

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).


Đáp án:

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α - amino axit.

Trong tripeptit có ba liên kết peptit

Các công thức cấu tạo của tripeptit:

Gly-Ala-Phe; Gly-Phe-Ala; Phe-Gly-Ala;

Phe-Ala-Gly; Ala-Gly-Phe; Ala-Phe-Gly.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…