Tại sao vôi sống để lâu trong không khí bị kém chất lượng?
Vôi sống có công thức hóa học là CaO. Do CaO phản ứng với CO2 trong không khí, phản ứng với hơi nước… vì vậy khi bảo quản phải cho vào thùng kín hoặc túi nilon buộc kín tránh tiếp xúc với không khí.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Câu A. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sorbitol
Câu B. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol
Câu C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu D. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4, đun nóng, tạo ra fructozơ
Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học trong quá trình sau:
“Khi sản xuất vôi sống, người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp cho vào lò nung, nung đá vôi ta được vôi sống (canxi oxit) và khí cacbonic. Cho vôi sống vào nước được chất mới là canxi hiđroxit.”
Giai đoạn “đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp” là hiện tượng vật lý do chất chỉ giảm kích thước còn vẫn là chất ban đầu.
Giai đoạn “ nung đá vôi ta được vôi sống và khí cacbonic” là hiện tượng hóa học do dưới tác dụng của nhiệt độ đá vôi đã biến đổi thành hai chất khác là vôi sống và khí cacbonic.
Giai đoạn “ Cho vôi sống vào nước được chất mới là canxi hiđroxit” là hiện tượng hóa học do cho vôi sống vào nước được chất mới.
Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 78%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 350 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thêm được 100 gam kết tủa. Tính khối lượng tinh bột đã sử dụng?
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
C6H12O6 → 2 C2H5OH + 2CO2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2
Dựa vào các phản ứng trên: nCO2 sinhra = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 7,5 (mol).
⇒ mtinh bột đã lên men = m = (7,5/2). 162. (100% / 78%) = 779 (gam)
Cho m gam natri vào nước, ta thu được 1,5 lít dung dịch có pH = 13. Tính m.
pH =13 nghĩa là [H+ ] = 10-13 hay [OH- ] =0,1 M
=> n( NaOH ) =0,1. 1,5 = 0,15 mol = n(Na)
Vậy m(Na) =0,15 . 23 = 3,45 g
Câu A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần
Câu B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đếu tác dụng được với nước
Câu C. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh
Câu D. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do màng oxi Al2O3 bền vững bảo vệ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip