Sự phân bố electron trên các lớp của ion X¯ là 2/8/8. X¯ có 18 nowtron trong hạt nhân. Số khối của ion X¯ là?
Ion X có 18 electron ⇒ Nguyên tử X có 17 electron trong vỏ nguyên tử và có 17 proton trong hạt nhân.
Vậy số khối của X là 35.
Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat, 1 mol natri oleat và 1 mol natri linoleat. Có các phát biểu sau:
(a) Phân tử X có 6 liên kết π.
(b) Có 6 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất X.
(c) X có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn tristearin.
(d) 1 mol X có thể cộng tối đa 3 mol H2 (Ni, to).
Số phát biểu đúng là
Câu A. 4
Câu B. 1
Câu C. 2
Câu D. 3
Muối ăn bị lẫn các tạp chất là Na2SO4, MgCl2, CaCl2 và CaSO4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để loại bỏ các tạp chất, thu được NaCl tinh khiết. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
- Cho dung dịch Na2CO3 vừa đủ vào dung dịch muối ăn có lẫn tạp chất Na2SO4, MgCl2, CaCl2, CaSO4 để loại bỏ các ion Mg2+, Ca2+.
Na2CO3 + MgCl2 → MgCO3 + 2NaCl
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 +2NaCl
Na2CO3 + CaSO4 → CaCO3+ Na2SO4
- Lọc bỏ kết tủa sau đó cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch nước lọc để loại bỏ ion SO42-
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
- Lọc bỏ kết tủa BaSO4, cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch nước lọc (nếu còn dư BaCl2) để loại bỏ ion Ba2+.
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
-Lọc bỏ kết tủa BaCO3 , cho dung dịch HCl vào dung dịch nước lọc (nếu còn dư Na2CO3 ) và đun nhẹ được NaCl tinh khiết.
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2
Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 tính lượng Ag thu được
Vì hiệu suất phản ứng thủy phân là 75% nên tổng số mol mantozơ và saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân là (0,02 + 0,01).75% = 0,0225 mol.
Số mol của mantozơ dư sau phản ứng thủy phân là 0,01.25% = 0,0025 mol. Sơ đồ phản ứng :
C12H22O11 (gồm mantozơ và saccarozơ phản ứng) (0,0225) → 2C6H12O6 (0,045) → 4Ag (0,09) (1)
C12H22O11 (mantozơ dư) (0,0025) → 2Ag (0,005) (2)
Saccarozơ dư không tham gia phản ứng tráng gương.
Theo sơ đồ (1) và (2) suy ra tổng số mol Ag tạo ra là 0,095 mol.
Có các phát biểu sau:
(a) Mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.
(b) Fructozơ có nhiều trong mật ong.
(d) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit.
(c) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên.
(d) Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(f) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(g) Protein dạng sợi dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.
(h) Amilozơ và amilopectin đều có các liên kết α-1,4-glicozit.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, Một số este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol.
(d) Sai, Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các α-aminoaxit là liên kết peptit.
(d) Sai, Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp.
(f) Sai, Tinh bột và xenlulozơ không là đồng phân của nhau.
(g) Sai, Protein hình cầu dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo.
Số phát biểu đúng là 4.
Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hiđro để khử sắt (III) oxit và thu được 11,2 g sắt.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra
b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng.
a) Phương trình phản ứng hóa học:
Fe2O3 + 3H2 --t0--> 3H2O + 2Fe
b) Số mol sắt thu được: nFe = 0,2 (mol)
Fe2O3 + 3H2 --t0--> 2Fe + 3H2O
0,1 ← 0,2 (mol)
Khối lượng oxit sắt tham gia phản ứng:
mFe2O3 = nFe2O3 . MFe2O3 = 0,1 . (56 . 2 + 16 . 3) = 16 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB