Số thí nghiện tạo thành kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2 (c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư (e) Nhiệt phân AgNO3 (f) Điện phân nóng chảy Al2O3 Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiện thu được kim loại là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3 Đáp án đúng

  • Câu D. 5

Giải thích:

Chọn C. - Phương trình xảy ra: (a) Mg + Fe2(SO4)3 → MgSO4 + 2FeSO4 (1) Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe (2) + Nếu cho Mg tác dụng với Fe3+ dư thì chỉ dừng lại ở phản ứng (1) khi đó sản phẩm sẽ không có kim loại. + Nếu cho Mg dư tác dụng với Fe3+ thì xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2) khi đó sản phẩm thu được có chứa kim loại. (b) Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3 (c) H2 + CuO --t0--> Cu + H2O (d) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ; 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4 (e) 2AgNO3 --t0--> 2Ag + 2NO2 + O2 (f) 2Al2O3 ---đpnc---> 4Al + 3O2; Vậy có 3 thí nghiệm thu được kim loại là (c), (e), (f).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Este X có công thức đơn giản nhất là C2H4O. Đun sôi 4,4 g X với 200 g dung dịch NaOH 3% đến khi phan ứng xảy ra hoàn toàn. Từ dung dịch sau phản ứng thu được 8,1 g chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Este X có công thức đơn giản nhất là C2H4O. Đun sôi 4,4 g X với 200 g dung dịch NaOH 3% đến khi phan ứng xảy ra hoàn toàn. Từ dung dịch sau phản ứng thu được 8,1 g chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X



Đáp án:

nNaOH= (= 0,15mol

→ Công thức phân tử của X là C4H8O2.

→ n X = 0,05 mol.

Đặt CTHH của X dạng RCOOR’

 RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

 nX = n NaOH (pư) = 0,05 mol

→ n NaOH (dư) = 0,1 mol

→ Chất rắn thu được gồm RCOONa 0,05 mol và NaOH dư 0,1 mol

RCOONa = m c/r – m NaOH(dư)=  4,1 g → M RCOONa= 82 → M R = 15

→ CTCT của X là CH3COOC2H5

 

Xem đáp án và giải thích
Tơ thiên nhiên
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tơ nào sau đây là tơ thiên nhiên?

Đáp án:
  • Câu A. Tơ lapsan

  • Câu B. Tơ nitron

  • Câu C. Tơ nilon- 6,6

  • Câu D. Tơ tằm

Xem đáp án và giải thích
Đốt nóng hidro trong khí oxi người ta nhận thấy cứ 2 thể tích khí hidro kêt hợp với 1 thể tích oxi tạo thành nước.   a) Hãy tìm công thức hóa học đơn giản của nước.   b) Viết phương trình hóa học xảy ra khi đốt nóng hidro và oxi.    c) Sau phản ứng, người ta thu được 1,8g nước.Hãy tìm thể tích các khí hidro và oxi tham gia phản ứng ở đktc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt nóng hidro trong khí oxi người ta nhận thấy cứ 2 thể tích khí hidro kêt hợp với 1 thể tích oxi tạo thành nước.

  a) Hãy tìm công thức hóa học đơn giản của nước.

  b) Viết phương trình hóa học xảy ra khi đốt nóng hidro và oxi.

   c) Sau phản ứng, người ta thu được 1,8g nước.Hãy tìm thể tích các khí hidro và oxi tham gia phản ứng ở đktc.


Đáp án:

a) Vì 2 thể tích khí hidro kết hợp với 1 thể tích khí oxi có nghĩa là: VH2 = 2VO2 hay nH2 = 2nO2

   → 2 phân tử H2 kết hợp với 1 phân tử O2.

   Vậy công thức đơn giản của nước là H2O.

 b) Phương trình hóa học: 2H2  +   O2  --t0--> 2H2O

c) nH2O = 0,1 mol

Theo phương trình hóa học: nH2 = nH2O = 0,1(mol)

VH2 = 2,24 l

nO2 = 0,5nH2 = 0,05 mol

=> VO2 = 1,12 l

 

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm có các kim loại sau : natri, đồng, sắt, nhôm, bạc. Hãy cho biết những tính chất hoá học của chúng bằng cách đánh dấu (x) vào các ô trong bảng sau : Natri Đồng Sắt Nhôm Bạc a) Không tác dụng với dung dịch axit HCl b) Tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ c) Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối d) Tác dụng mãnh liệt với H2O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm có các kim loại sau : natri, đồng, sắt, nhôm, bạc. Hãy cho biết những tính chất hoá học của chúng bằng cách đánh dấu (x) vào các ô trong bảng sau :

  Natri Đồng Sắt Nhôm Bạc
a) Không tác dụng với dung dịch axit HCl          
b) Tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ          
c) Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối          
d) Tác dụng mãnh liệt với H2O        

Đáp án:

Natri Đồng Sắt Nhôm Bạc
a) Không tác dụng với dung dịch axit HCl   x     x
b) Tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ       x  
c) Đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối     x x  
d) Tác dụng mãnh liệt với H2O x        

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozo với AgNO3 đủ phản ứng trong dung dịch NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được và khối lượng AgNO3 cần dùng, biết rắng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozo với AgNO3 đủ phản ứng trong dung dịch NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được và khối lượng AgNO3 cần dùng, biết rắng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.


Đáp án:

 C5H11O5CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C5H11O5COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

    nAg = 2nglucozo = 2.18/180 = 0,2 (mol)

    ⇒ mAg 0,2.108 = 21,6 (gam)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…