Bài toán liên quan tới phản ứng thủy phân este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X cần vừa đủ 0,2 mol NaOH thu được 15 gam muối natri của 2 axit cacboxylic và etylen glicol. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về X:


Đáp án:
  • Câu A. A là este no, không có phản ứng tráng bạc Đáp án đúng

  • Câu B. X là este no, hai chức

  • Câu C. X có CTPT là C5H8O4

  • Câu D. X tham gia phản ứng tráng bạc

Giải thích:

B1: Xác định dạng cấu tạo của X: X + NaOH ⟶ 2 muối hữu cơ + C2H4(OH)2; ⟹ X có CT: (R1COO)(R2COO)C2H4; B2: Xác định CTCT của X; nR1COONa = nR2COONa = 0,1 mol; ⟹ m(muối) = 0,1.(R1 + 67) + 0,1.(R2 + 67) = 15; ⟹ R1 + R2 = 16 ⟹ R1 =1, R2 = 15; X là: HCOOC2H4OOCCH3; ⟹ X có khả năng phản ứng tráng bạc nhờ gốc HCOO- .

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Cu. Hãy trình bày một phương pháp hóa học để tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Một hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Cu. Hãy trình bày một phương pháp hóa học để tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng.


Đáp án:

Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp 3 kim loại thu được hai phần:

    Phần dung dịch là NaAlO2 và NaOH dư.

Phần chất rắn là Cu và Fe

    Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2

    Lấy phần dung dịch dẫn CO2 đến dư thu được kết tủa Al(OH)3. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu chất rắn Al2O3. Điện phân nóng chảy Al2O3 ta được Al.

    NaAlO2 + CO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3

    CO2 + NaOH → NaHCO3

    CO2 + 2NaOH → Na2CO3

    2Al(OH)3 −→ Al2O3 + 3H2O

    2Al2O3 −đpnc→ 4Al + 3O2

    Phần chất rắn gồm Cu và Fe đem hòa tan trong HCl dư, thu được dung dịch là FeCl2 còn phần chất rắn là Cu. Điện phân dung dịch thu được ta được Fe.

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    FeCl2 −đpnc→ Fe + Cl2

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít oxi (điều kiện tiêu chuẩn), thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với oxi là 1,25. a) Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A. b) Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 6 gam kết tủa trắng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít oxi (điều kiện tiêu chuẩn), thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với oxi là 1,25.

a) Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A.

b) Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 6 gam kết tủa trắng.


Đáp án:

a)

dA/O2 = MA/32 = 1,25

=> MA = 40 (*)

Phương trình phản ứng:

C + O2 -> CO2 (1)

C + CO2 -> 2CO (2)

Bài toán này có thể xảy ra hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Oxi dư (không có phản ứng 2): Hỗn hợp A gồm CO2 và O2 dư.

Thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp về mặt toán học không ảnh hưởng đến số mol hỗn hợp.

Xét 1 mol hỗn hợp A, trong đó X là số mol của CO2 và (1 - x) là số mol của O2 dư.

Ta có: MA = ((44x + (1 - x)32)/1) = 40 => x = 2/3

=> %VCO2 = 2/3.100% = 66,67% => %VO2 = 33,33%

Trường hợp 2: O2 thiếu (có phản ứng 2), hỗn hợp A có CO2 và CO.

Tương tự trên, xét 1 mol hỗn hợp A, trong đó a là số mol của CO2 và (1 - a) là số mol của CO

MA = (44a  + 28(1 - a))/1  = 40 => a = 0,75

Vậy %VCO2 = 0,75. 100% = 75%; %VCO = 100% - 75% = 25%.

b) Tính m, V:

CO2       +       Ca(OH)2           ---------->    CaCO3  +   H2O

0,06                                                                0,06

Trường hợp 1: nCO2 = 0,06 mol ⇒ nO2 dư = 1/2 nCO2 = 0,03 (mol)

Vậy: mC = 0,06.12 = 0,72 gam; VO2 = (0,06 + 0,03).22,4 = 2,016 (lít).

Trường hợp 2: nCO2 = 0,06mol; nCO = nCO2/3 = 0,02(mol)

BT nguyên tố C ⇒ nC = nCO2 +nCO = 0,06 + 0,02 = 0,08 mol ⇒ mC = 0,08.12 = 0,96(g)

BT nguyên tố O ⇒ nO2 = nCO2 + 1/2. nCO = 0,06 + 0,01 = 0,07 mol ⇒ VO2 = 0,07.22,4 = 1,568 (lít).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam este X đơn chức thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. a) Xác định công thức phân tử của X. b) Đun 7,4 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,2 gam ancol Y và một lượng muối Z. Viết công thức cấu tạo của X và tính khối lượng của Z.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam este X đơn chức thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam nước.

a) Xác định công thức phân tử của X.

b) Đun 7,4 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,2 gam ancol Y và một lượng muối Z. Viết công thức cấu tạo của X và tính khối lượng của Z.


Đáp án:

a) Ta có:

nCO2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol

nH2O = 5,4/27 = 0,3 mol

Vì nCO2 = nH2O => X là este no đơn chức mạch hở. Gọi CTPT của este X là CnH2nO2

CnH2nO2 + (3n-2)/2 O2 → nCO2 + nH2O

n este = 0,3/n => Meste = 7,4/0,3/n = 74/3n

⇔ 3(14n + 32) = 74n => n = 3

=> Công thức phân tử của este X là C3H6O2

b) Ta có:

nx = 7,4/74 = 0,1 (mol)

Gọi CTPT của X là RCOOR1.

RCOOR1 + NaOH → RCOONa + R1OH

nR1OH = nX = 0,1.

Y là rượu R1OH, Z là muối RCOONa

Vì este X là no đơn chức nên Y cũng là rượu no đơn chức. Gọi CTPT của Y là CmH2m+2O

My = 3,2/0,1 = 32 ⇔ 14m + 18 = 32 => m = 1

=> Y là: CH3OH

Do đó este X là: CH3COOCH3 và muối Z là: CH3COONa.

nZ = 0,1 (mol) => mZ = 0,1.82 = 8,2(g)

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất sau:     (1). Amoniac     (2). Anilin     (3). P – Nitroanilin     (4). P – Metylanilin     (5). Metylamin     (6). Đimetylamin     Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất sau:

    (1). Amoniac     (2). Anilin     (3). P – Nitroanilin

    (4). P – Metylanilin     (5). Metylamin     (6). Đimetylamin

    Hãy sắp xếp theo tính bazơ tăng dần 


Đáp án:

(3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6)

- Vòng benzen hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơn có tính bazơ yếu hơn NH3

- Gốc metyl – CH3 đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm – CH3 có tính bazơ mạnh hơn NH3.

    Trong các amin thơm, nhóm nitro –NO2 có liên kết đôi là nhóm thế hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazơ yếu nhất.

 

 

Xem đáp án và giải thích
Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc) theo các bước sau: Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch. Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết. Bước 3: Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm. Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút. Cho các nhận định sau: (a) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]OH. (b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat. (c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương. (d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết tủa tương tự. (e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm OH và một nhóm CHO. Số nhận định đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc) theo các bước sau:

Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.

Bước 3: Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.

Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút.

Cho các nhận định sau:

(a) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]OH.

(b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat.

(c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.

(d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết tủa tương tự.

(e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm OH và một nhóm CHO.

Số nhận định đúng là


Đáp án:

Nhận định đúng (a), (b), (c)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…