Cho biết sơ đồ nguyên tử magie như hình bên
a) Hãy chỉ ra: số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử và số e lớp ngoài.
b) Nêu điểm khác nhau và giống nhau giữa nguyên tử magie và nguyên tử canxi (xem sơ đồ bài tập 5 - Bài 2 Nguyên tử).
a. – Số proton: 12p;
– Số lớp electron: 3
– Số electron: 12e;
- Số e lớp ngoài cùng: 2e
b. – Khác nhau: về số p, số e và số lớp e
Canxi: 20p, 20e, 4 lớp e
Magie: 12p, 12e, 3 lớp e.
– Giống nhau: về số e lớp ngoài cùng (đều là 2e).
Phương án nào dưới đây có thể phân biệt được saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột?
Câu A. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot.
Câu B. Cho từng chất tác dụng với dung dịch
Câu C. Hoà tan từng chất vào nước, sau đó đun nóng và thử với dung dịch iot.
Câu D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa
Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh ?
Vì ở chỗ đó nhiệt độ của ngọn lửa cao nhất. Bình thường khí nhiệt độ vượt quá 1.000o C thì ngọn lửa sẽ có màu xanh hoặc màu trắng, dưới 1.0000 C có màu đỏ.
Dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết các dung dịch sau đây: KI, HCl, NaCl, H2SO4
- Dùng quỳ tím phân biệt được 2 nhóm: HCl, H2SO4 làm quỳ chuyển đỏ
KI và NaCl không làm đổi màu quỳ tím.
- Dùng dung dịch BaCl2 phân biệt HCl và H2SO4: Sản phẩm tạo kết tủa trắng là H2SO4
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
- Dùng dung dịch AgNO3 để phân biệt dung dịch KI và NaCl (AgI↓ màu vàng tươi; AgCl↓ màu trắng)
AgNO3 + KI → AgI + KNO3
AgNO3 + NaCl → AgCl + KNO3
Hoặc đốt: KI ngọn lửa màu tím; NaCl ngọn lửa màu vàng.
Cho 0,15 mol axit Glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch A. Cho KOH dư vào dung dịch A. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol KOH
Coi hỗn hợp phản ứng với KOH gồm H2N-C3H5-(COOH)2 và HCl
HCl + KOH → KCl + H2O
0,35mol → 0,35 mol
H2N- C3H5-(COOH)2+ 2KOH → H2N-C3H5-(COOK)2+ 2H2O
0,15 → 0,3 mol
Số mol KOH = 0,35 + 0,3 = 0,65
Ống nghiệm A chứa dung dịch KOH, ống nghiệm B chứa dung dịch H2SO4, ống nghiệm C chứa KMnO4, ống nghiệm D chứa nước brom. Cho vào mỗi ống nghiệm đó 1ml octan lắc đều rồi để yên. Dự đoán hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và giải thích.
Octan không tác dụng với các hóa chất này, tuy nhiên vẫn có hiện tượng tách lớp và hòa tan vào nhau.
- Ống nghiệm A, B, C có hiện tượng tách lớp vì octan không tan trong các hóa chất này.
- Ống nghiệm D màu dung dịch brom nhạt dần do octan tan trong dung dịch brom.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUBXoilac Tv