Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học. a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4. b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2. c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nhận biết từng cặp chất sau đậy bằng phương pháp hóa học.

a) Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4.

b) Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2.

c) Bột đá vôi CaCO3. Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).


Đáp án:

a) Cho đinh sắt vào hai ống nghiệm đựng hai dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4 riêng biệt, nếu ống nghiệm nào sinh bọt khí đó là dung dịch H2SO4, còn ống nghiệm nào có chất rắn màu đỏ bám lên đinh sắt là dung dịch CuSO4.

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

b) Cách 1: Cho viên kẽm vào hai ống nghiệm đựng hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có bọt khí sinh ra là dung dịch HCl, còn ống nghiệm không có bọt khí sinh ra là dung dịch FeCl2.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe

Cách 2: Cho dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm chứa hai chất trên, nếu ống nghiệm nào có kết tủa màu trắng xanh là FeCl2 còn ống nghiệm kia không có hiện tượng gì xảy ra là HCl.

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

HCl + NaOH → NaCl + H2O.

c) Lấy một ít Na2CO3 và CaCO3 (có cùng khối lượng) cho vào hai ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng dư. Ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết thì ống nghiệm đó chứa Na2CO3. Ống nghiệm nào có khí bay ra, không tan hết thì ống nghiệm đó chứa CaCO3, vì CaSO4 (ít tan) sinh ra phủ lên CaCO3 làm cho CaCO3 không tan hết.

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy trình bày sơ lược về chưng cất dầu mỏ dưới áp suất thường (tên phân đoạn, số nguyên tử cacbon trong phân đoạn, ứng dụng của phân đoạn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy trình bày sơ lược về chưng cất dầu mỏ dưới áp suất thường (tên phân đoạn, số nguyên tử cacbon trong phân đoạn, ứng dụng của phân đoạn


Đáp án:

Khi chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường có các phân đoạn sau:

Nhiệt độ sôi Số nguyên tử C trong phân tử Ứng dụng
< 180oC

1-10

Phân đoạn khí và xăng

Nhiên liệu cho ô tô, xe máy
170 – 270oC

10 -16

Phân đoạn dầu hỏa

Nhiên liệu cho máy bay
250 – 350oC

16 – 21

Phân đoạn dầu điezen

Nhiên liệu điezen cho xe tải, tàu hỏa
350 – 400oC

21 – 30

Phân đoạn dầu nhờn

Chế tạo dầu nhờn, làm nguyên liệu cho crakinh
400oC

> 30

Cặn mazut

Chưng cất dưới áp suất thấp để làm nguyên liệu cho crackinh, dầu nhờn, nhựa đường, parafin.

Xem đáp án và giải thích
Giải thích tại sao khả năng dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) để trong không khí giảm dần theo thời gian.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích tại sao khả năng dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) để trong không khí giảm dần theo thời gian.



Đáp án:

Vì Ca(OH)2 hấp thụ CO2 trong không khí tạo thành kết tủa CaCO3 và H2O làm giảm nồng độ các ion trong dung dịch :

Ca2+ + 2OH- + CO2  CaCO3 + H2O




Xem đáp án và giải thích
Trong hợp kim Al – Ni cứ 10 mol Al thì có 1 mol Ni. Phần trăm khối lượng của hợp kim này là phương án nào sau đây.
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong hợp kim Al – Ni cứ 10 mol Al thì có 1 mol Ni. Phần trăm khối lượng của hợp kim này là phương án nào sau đây.


Đáp án:
  • Câu A. 81% Al và 19% Ni.

  • Câu B. 82% Al và 18% Ni.

  • Câu C. 83% Al và 17% Ni.

  • Câu D. 84% Al và 16% Ni.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về ứng dụng của hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi bị ốm, mất sức hoặc sau các ca phẫu thuật, nhiều người bệnh thường được truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là


Đáp án:
  • Câu A. glucozơ.

  • Câu B. saccarozơ.

  • Câu C. amino axit.

  • Câu D. amin.

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hiện tượng ma trơi thường xuất hiện ở những vùng đầm lầy, nghĩa địa… là do nguyên nhân:

Đáp án:
  • Câu A. do 2 chất khí photphin(PH3) và diphotphin(P2H4) bốc cháy

  • Câu B. do xuất hiện khí CH4

  • Câu C. do sự xuấ hiện của CaC2

  • Câu D. do tác dung của Zn3P2,

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…