Hãy trình bày sơ lược về chưng cất dầu mỏ dưới áp suất thường (tên phân đoạn, số nguyên tử cacbon trong phân đoạn, ứng dụng của phân đoạn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy trình bày sơ lược về chưng cất dầu mỏ dưới áp suất thường (tên phân đoạn, số nguyên tử cacbon trong phân đoạn, ứng dụng của phân đoạn


Đáp án:

Khi chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường có các phân đoạn sau:

Nhiệt độ sôi Số nguyên tử C trong phân tử Ứng dụng
< 180oC

1-10

Phân đoạn khí và xăng

Nhiên liệu cho ô tô, xe máy
170 – 270oC

10 -16

Phân đoạn dầu hỏa

Nhiên liệu cho máy bay
250 – 350oC

16 – 21

Phân đoạn dầu điezen

Nhiên liệu điezen cho xe tải, tàu hỏa
350 – 400oC

21 – 30

Phân đoạn dầu nhờn

Chế tạo dầu nhờn, làm nguyên liệu cho crakinh
400oC

> 30

Cặn mazut

Chưng cất dưới áp suất thấp để làm nguyên liệu cho crackinh, dầu nhờn, nhựa đường, parafin.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập phân biệt amin, axit cacboxylic và amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5NH2 ta dùng thuốc thử nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch HCl.

  • Câu B. Dung dịch NaOH.

  • Câu C. Natri.

  • Câu D. Quỳ tím.

Xem đáp án và giải thích
Một nguyên tử X có 21 electron. Hóa trị cao nhất của X trong hợp chất với oxi là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một nguyên tử X có 21 electron. Hóa trị cao nhất của X trong hợp chất với oxi là bao nhiêu?


Đáp án:

Cấu hình electron nguyên tử của X là 1s22s22p63s23p63d14s2

X ở nhóm IIIB. Hóa trị cao nhất của X với oxi là III.

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của cacbon và một số hợp chất của nó theo sơ đồ 3. Cho biết vai trò của cacbon trong phản ứng đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết các phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của cacbon và một số hợp chất của nó theo sơ đồ 3. Cho biết vai trò của cacbon trong phản ứng đó.


Đáp án:

(1) C(r) + CO2 (k)  --t0--> 2CO(k)

(2) C(r) + O2 (k) --t0--> CO2

(3) CO + CuO --t0-->Cur + CO2 (k)

(4) CO2 (k) + C(r) --t0-->  2CO(k)

(5) CO2 (k) + CaO(r) --t0--> CaCO3 (r)

(6) CO2(k) + 2NaOH(dd) dư → Na2CO3 (r) + H2O(l)

      CO2 (k) + NaOH (dd) đủ → NaHCO3

(7) CaCO3 (r) --t0--> CaO(r) + CO2 (k)

(8) Na2CO3(r) + 2HCl(dd) → 2NaCl(dd) + CO2(k)↑ + H2O(l)

      NaHCO3 (r) + HCl (dd) → NaCl(dd) + CO2(k) + H2O(l)

Vai trò của C trong phản ứng (1), (2) và (4) là chất khử (chất chiếm oxi).

 

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng tráng bạc
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:


Đáp án:
  • Câu A. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic.

  • Câu B. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic

  • Câu C. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ

  • Câu D. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.

Xem đáp án và giải thích
Làm bay hơi 60g nước từ dung dịch có nồng độ 15% được dung dịch mới có nồng độ 18%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm bay hơi 60g nước từ dung dịch có nồng độ 15% được dung dịch mới có nồng độ 18%. Hãy xác định khối lượng của dung dịch ban đầu.


Đáp án:

Gọi m là khối lượng dung dịch ban đầu

Khối lượng dung dịch sau khi làm bay hơi nước bằng (m-60)g.

Khối lượng chất tan trước và sau là không đổi. Ta có: mct = 15m/100 = (18(m-60))/100

  ⇔ 15.m = 18(m – 60)

    ⇔ 15m = 18m – 1080

    ⇔ 3m = 1080 m = 360 (g)

Vậy khối lượng dung dịch trước khi bay hơi là 360 gam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…