Trình bày tính chất vật lý và hóa học của nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất vật lý và hóa học của nước.


Đáp án:

Tính chất vật lý

- Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100ºC (dưới áp suất khí quyển là 760mmHg), hóa rắn ở 0ºC.

- Hoà tan nhiều chất: rắn (như muối ăn, đường…), lỏng (như cồn, axit …), khí (như amoniac, hiđro clorua…).

Tính chất hóa học

Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường, tác dụng với một số bazơ và tác dụng với nhiều oxit axit.

a) Tác dụng với kim loại

Nước có thể tác dụng với một số kim loại như K, Na, Ca, Ba… ở nhiệt độ thường tạo ra bazơ tương ứng và khí hiđro.

Ví dụ: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

b) Tác dụng với oxit bazơ

Nước có thể tác dụng với một số oxit bazơ như K2O, Na2O, CaO, BaO … tạo ra bazơ.

Ví dụ: CaO + H2O → Ca(OH)2

c) Tác dụng với oxit axit

Nước tác dụng với oxit axit tạo ra axit.

Ví dụ: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng trùng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các monome sau: stiren, toluen, metylaxetat, etilenoxit, vinylaxetat, caprolactam, metylmetacrylat, metylacrylat, propilen, benzen, axít etanoic, axít ε-aminocaproic, acrilonitrin. Số monome tham gia phản ứng trùng hợp là

Đáp án:
  • Câu A. 8

  • Câu B. 7

  • Câu C. 6

  • Câu D. 9

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 0,9 gam một kim loại M (hóa trị không đổi) vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,28 lít (đktc) khí N2O duy nhất. Kim loại M là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 0,9 gam một kim loại M (hóa trị không đổi) vào dung dịch HNO3 dư, thu được 0,28 lít (đktc) khí N2O duy nhất. Kim loại M là gì?


Đáp án:

Gọi hóa trị của kim loại là n

M → M+n + ne

2N+5 + 8e (0,1) → 2N+1 (0,0125 mol) (N2O)

Bảo toàn e ⇒ nM = 0,1/n

mM = 0,1/n. M = 0,9 ⇒ M = 9n

M = 27 (n = 3) ⇒ M là Al

Xem đáp án và giải thích
Cho 9,36g hỗn hợp X gồm 3 amino axit vào dung dịch chứa 0,1 mol axit malonic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 400ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X, sau khi các phản ứung xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 36,76g chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl (dư) thu được chứa m gam muối.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 9,36g hỗn hợp X gồm 3 amino axit vào dung dịch chứa 0,1 mol axit malonic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 400ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X, sau khi các phản ứung xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 36,76g chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl (dư) thu được chứa m gam muối. Tìm m?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch nước của chất A làm quỳ tím hóa xanh, còn dung dịch nước của chất B không đổi màu quỳ tím. Trộn lẫn dung dịch của hai chất lại thì xuất hiện kết tủa. A và B có thể là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dung dịch nước của chất A làm quỳ tím hóa xanh, còn dung dịch nước của chất B không đổi màu quỳ tím. Trộn lẫn dung dịch của hai chất lại thì xuất hiện kết tủa. A và B có thể là:


Đáp án:
  • Câu A. NaOH và K2SO4

  • Câu B. K2CO3 và Ba(NO3)2

  • Câu C. KOH và FeCl3

  • Câu D. Na2CO3 và KNO3

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng 15,8g kali pemanganat(thuốc tím) KMnO4 trong ống nghiệm để điều chế khí oxi. Biết rằng, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng 12,6g; khối lượng khí oxi thu được là 2,8g. Tính hiệu suất của phản ứng phân hủy.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng 15,8g kali pemanganat(thuốc tím) KMnO4 trong ống nghiệm để điều chế khí oxi. Biết rằng, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng 12,6g; khối lượng khí oxi thu được là 2,8g. Tính hiệu suất của phản ứng phân hủy.


Đáp án:

   Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mO2 = 15,8 – 12,6 = 3,2(g)

   Hiệu suất của phản ứng phân hủy: H = 2,8/3,2 x 100 = 87,5%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…