Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:
a) Dung dịch HCl.
b) Dung dịch NaOH.
c) Dung dịch NaCl.
d) Nước.
Trường hợp nào đúng? Hãy giải thích.
Trường hợp đúng là b). Vì dung dịch này phản ứng được với khí Clo tạo thành muối.
Cl2 (k) + 2NaOH(dd) → NaCl(dd) + NaClO(dd) + H2O(l)
Các electron thuộc lớp K hay lớp L liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn? Vì sao?
Các electron thuộc lớp K liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn lớp L vì gần hạt nhân hơn và mức năng lượng thấp hơn.
Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, quan sát thấy hiện tượng gì?
Câu A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh.
Câu B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh.
Câu C. Thanh Fe có trắng xám và dung dịch nhạt dần màu xanh.
Câu D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch dần có màu xanh.
Lấy thí dụ và viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn cho phản ứng sau:
a. Tạo thành chất kết tủa
b. Tạo thành chất điện li yếu
c. Tạo thành chất khí
a.Tạo thành chất kết tủa:
1/ AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
Ag+ + Cl- → AgCl
2/ K2SO4 + Ba(OH)2 → 2KOH + BaSO4
Ba2+ + SO42- → BaSO4
3/ Na2CO3 + MgCl2 → 2NaCl + MgCO3
Mg2+ + CO32- → MgCO3
b. Tạo thành chất điện li yếu:
1/ 2CH3COONa + H2SO4 → 2CH3COOH + Na2SO4
CH3COO- + H+ → CH3COOH
2/ NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O
H+ + OH- → H2O
3/ NaF + HCl NaCl + HF
H+ + F- → HF
c. Tạo thành chất khí:
1/ FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
FeS + 2H+ → Fe2+ + H2S
2/ K2SO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + SO2
2H+ + SO32- → H2O + SO2
3/ NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O
NH4+ + OH- → NH3 + H2O
Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng, lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào?
Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời – là nước có chứa các muối axit như: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
Khi nấu nước lâu ngày thấy xảy ra phương trình hóa học:
Ca(HCO3)2 =>CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
Mg(HCO3)2 =>MgCO3↓ + CO2↑ + H2O
Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn. Để tẩy lớp cặn này thì dùng giấm (dung dịch CH3COOH 5%) cho vào ấm đun sôi để nguội khoảng một đêm rồi rửa sạch.
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 15,68 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dung dịch HNO3 loãng (dư) được 8,96 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Thành phần phần trăm thể tích khí CO trong X là %?
Y: Cu; CuO --+HNO3--> Y: Cu; CuO --+HNO3--> 0,4 mol NO
⇒ nCu = 3/2nNO = 0,6 mol
Cu; H2 + [O]CuO --> Cu Cu; H2 + [O]CuO --> Cu
⇒ nCO + nH2 = n[O] CuO = nCu = 0,6 mol. Gọi nCO = x mol; nH2 = y mol
⇒ x + y = 0,6 (1) ⇒ nCO2 = 0,7 – 0,6 = 0,1 mol
Bảo toàn C và H ta có: nH2 = nH2O = n[O] H2O = 2nCO2 + nCO
⇒ y = 2.0,1 + x ⇒ y – x = 0,2 mol (2)
Từ (1)(2) ⇒ x = 0,2; y = 0,4
%VCO = 0,2 : 0,7.100% = 28,57%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB