Sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 cho thấy

Đáp án:
  • Câu A. Sắt có thể tác dụng được với muối sắt

  • Câu B. Một kim loại có thể tác dụng được với muối clorua của nó

  • Câu C. Fe3+ bị sắt kim loại khử thành Fe2+ Đáp án đúng

  • Câu D. Fe2+ bị sắt kim loại khử thành Fe3+

Giải thích:

Phản ứng: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 cho thấy Fe3+ bị sắt kim loại khử thành Fe2+. Từ Fe3+ chuyển thành Fe2+ (tức muối FeCl2). => Đáp án C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong 200 ml dung dịch có hoà tan 16 gam KOH. Tính nồng độ mol của dung dịch.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong 200 ml dung dịch có hoà tan 16 gam KOH. Tính nồng độ mol của dung dịch.


Đáp án:

Đổi 200 ml = 0,2 lít

NKOH =  0,4 mol

Nồng độ mol của dung dịch KOH là:

Áp dụng công thức: CM = 2M

Xem đáp án và giải thích
Cho một số kim loại : đồng ; bạc ; magie ; sắt ; natri. Cho biết kim loại nào có những tính chất sau đây : a) Dẫn điện tốt nhất. b) Dễ nóng chảy nhất. c) Tác dụng mãnh liệt với nước. d) Không tác dụng với dung dịch axit clohiđric.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một số kim loại :

đồng ; bạc ; magie ; sắt ; natri.

Cho biết kim loại nào có những tính chất sau đây :

a) Dẫn điện tốt nhất.

b) Dễ nóng chảy nhất.

c) Tác dụng mãnh liệt với nước.

d) Không tác dụng với dung dịch axit clohiđric.


Đáp án:

a) Bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất.

b) Natri là kim loại dễ nóng chảy nhất.

c) Natri là kim loại tác dụng mãnh liệt với nước.

d) Đồng và bạc là hai kim loại không tác dụng với dung dịch axit clohiđric.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong phản ứng nào sau đây, HCl đóng vai trò là chất oxi hóa?

Đáp án:
  • Câu A. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

  • Câu B. Fe + 2HCl→ FeCl2 + H2.

  • Câu C. Fe + KNO3 + 4HCl→ FeCl3 + KCl + NO + 2H2O

  • Câu D. NaOH + HCl → NaCl + H2O.

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết sự khác nhau giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể ion. Lấy ví dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết sự khác nhau giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể ion. Lấy ví dụ minh họa.


Đáp án:

Sự khác nhau giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể ion:

Tinh thể nguyên tử: Các nguyên tử nằm ở nút mạng tinh thể, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Vì vậy, các tinh thể nguyên tử như kim cương, than chì, gemani, silic,... đều cứng, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy rất cao.

Tinh thể ion: Các ion âm và dương phân bố luân phiên, đều đặn ở nút mạng tinh thể. Các ion này liên kết với nhau bằng liên kết ion. Vì vậy, các tinh thể ion như NaCl, CaF2... đều cứng, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao.

Xem đáp án và giải thích
Sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ngâm một đinh sắt trong dung dịch HCl, phản ứng xảy ra chậm. Để phản ứng xảy ra nhan hơn, người ta thêm tiếp vào dung dịch axit một vài giọt dung dịch nào sau đây

Đáp án:
  • Câu A. NaCl.

  • Câu B. FeCl3.

  • Câu C. H2SO4.

  • Câu D. Cu(NO3)2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…