R là một nguyên tố phi kim. Tổng đại số số oxi hóa dương cao nhất với 2 lần số oxi hóa âm thấp nhất của R là +2. Tổng số proton và nơtron của R < 34. R là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

R là một nguyên tố phi kim. Tổng đại số số oxi hóa dương cao nhất với 2 lần số oxi hóa âm thấp nhất của R là +2. Tổng số proton và nơtron của R < 34. R là gì?


Đáp án:

Gọi số oxi hóa dương cao nhất và số oxi hóa âm thấp nhất của R lần lượt là +m và -n.

Ta có: m + n = 8.

Mặt khác, theo bài ra: m + 2(-n) = +2 ⇒ m - 2n = 2.

Từ đây tìm được: m = 6 và n = 2. Vậy R là phi kim thuộc nhóm VI.

Số khối của R < 34 nên R là O hay S. Do oxi không tạo được số oxi hóa cao nhất là +6 nên R là lưu huỳnh.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 2,84 g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy bay ra 672 ml khí CO2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng của hai muối (CaCO3, MgCO3) trong hỗn hợp?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 2,84 g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy bay ra 672 ml khí CO2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng của hai muối (CaCO3, MgCO3) trong hỗn hợp?


Đáp án:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO

x                                                       x mol

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + H2O + CO2

y                                                         y mol

Số mol CO2, nCO2 = 0,672/22,4 (mol)

Gọi x, y lần lượt là số mol của CaCO3 và MgCO3 trong hỗn hợp ban đầu

Theo bài ra ta có hệ phương trình sau:

100x + 84y = 2,84 và x + y = 0,3

=> x = 0,02 và y = 0,01

=> %mNa = 70,4% và %mK = 25,6%

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê và dựa vào cân bằng sau để minh họa: C(r) + CO2(k) ⇌ 2CO(k); ΔH = 172KJ
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê và dựa vào cân bằng sau để minh họa:

C(r) + CO2(k) ⇌ 2CO(k); ΔH = 172KJ


Đáp án:

- Nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê: "Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó".

- Áp dụng: Giảm áp suất, tăng nhiệt độ, tăng nồng độ CO2 hoặc giảm nồng độ CO cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận.

Xem đáp án và giải thích
Xác định tên chất
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là?

Đáp án:
  • Câu A. 46,15%

  • Câu B. 65,00%.

  • Câu C. 35,00%.

  • Câu D. 53,85%.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán tìm khối lượng chất rắn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp gồm 18,56 gam Fe3O4 và 7,68 gam Cu vào 600 ml dung dịch HCl 1M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và còn lại x gam rắn không tan. Giá trị của x là:

Đáp án:
  • Câu A. 2,88 gam

  • Câu B. 2,56 gam

  • Câu C. 4,04 gam

  • Câu D. 3,84 gam

Xem đáp án và giải thích
Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau: Fe2O3 + CO → CO2 + Fe (1) Fe3O4 + H2 → H2O + Fe (2) CO2 + Mg → MgO + C (3) Các phản ứng hóa học này có phải ứng oxi hóa – khử không? Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:

Fe2O3 + CO → CO2 + Fe (1)

Fe3O4 + H2 → H2O + Fe (2)

CO2 + Mg → MgO + C (3)

Các phản ứng hóa học này có phải ứng oxi hóa – khử không? Vì sao?


Đáp án:

 

Fe2O3 + 3CO  t0→ 3CO2 + 2Fe (1) (Fe2O3 nhường oxi cho CO)

Fe3O4 + 4H2 t0→ 4H2O + 3Fe (2) (Fe3O4 nhường oxi cho H2)

CO2 + 2Mg t0→ 2MgO + C (3) (CO2 nhường oxi cho Mg)

Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử.

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…