Phản ứng phân huỷ là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng phân huỷ là gì?


Đáp án:

Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất phản ứng sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Ví dụ:

2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trong các oxit sau đây, oxit nào tác dụng được với nước? Viết phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm tạo thành: SO2, PbO, K2O, BaO, N2O5, Fe2O3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong các oxit sau đây, oxit nào tác dụng được với nước? Viết phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm tạo thành: SO2, PbO, K2O, BaO, N2O5, Fe2O3

 

Đáp án:

Những oxit tác dụng với nước : SO2, K2O, BaO, N2O5.

Oxit tác dụng với nước tạo axit tương ứng :

: Axit sunfurơ

: Axit nitric

Oxit tác dụng với nước tạo bazơ tương ứng :

: Kali hiđroxit

Xem đáp án và giải thích
Muối Fe
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi cho KI tác dụng với FeCl3 có hiện tượng gì xảy ra?

Đáp án:
  • Câu A. kết tủa anh lam

  • Câu B. không có hiện tượng gi

  • Câu C. kết tủa vàng

  • Câu D. kết tủa đen tím Iod

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết ba chất lỏng: benzen, anilin và stiren đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết ba chất lỏng: benzen, anilin và stiren đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn.


Đáp án:

Stiren làm mất màu nước brom

    C6H–CH=CH2 + Br2 → C6H5–CHBr–CH2Br

    - Anilin tạo kết tủa trắng:

  - Benzen không có hiện tượng gì.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6. a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B. b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6.

a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.

b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.


Đáp án:

a) Đặt số mol O2 và O3 trong hỗn hợp A lần lượt là a mol và b mol.

Xét 1 mol hỗn hợp A => a + b = 1 (∗)

Theo đề bài ta có: MA = (32a + 48b)/(a + b) = 192,2.2 = 38,4 (**)

Giải hệ (∗) và (∗∗) ta được a = 0,6; b = 0,4 => %VO2=60%; %VO3=40%.

Giải tương tự ta tính được hỗn hợp B: %VH2=80%; %VCO=20%

b) Các phản ứng xảy ra:

2H2 + O2 → 2H2O (1)

2CO +O2 → 2CO2 (2)

3H2 + O3 → 3H2O (3)

3CO + O3 → 3CO2 (4)

Đặt số mol của A cần dùng để đốt cháy 1 mol B là x mol

 nO2 = 0,6x & nO3 = 0,4x

Trong 1 mol hỗn hợp B: nH2 = 0,8 & nCO = 0,2

Từ (1), (2), (3) và (4): nH2 pu = nH2O tạo thành = 0,8 mol & nCO pu = nCO2 tạo thành =0,2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mA + mB = mCO2 + mH2O = 0,8.18 + 0,2.44 = 23,2 g

mB = 0,8.2 + 0,2.28 = 7,2 g

⇒ mA = 23,2 - 7,2 = 16g = 32.0,6x + 48.0,4x ⇒ x = 5/12 ≈ 0,416 (mol)

 

Xem đáp án và giải thích
Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì thể tích không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì thể tích không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp ?


Đáp án:

6nCO2 + 5nH2O -ánh sáng→ (C6H10O5)n + 6nO2

n(C6H10O5)n = 600/162n mol

nCO2 = 6n × n(C6H10O5)n = 18,519 mol.

VCO2 = 18,519 × 22,4 = 414,826 lít.

mà VCO2 = 0,03% Vkk

⇒ Vkk = VCO2: 0,03% = 414,826: 0,03% = 1382752 lít = 1382,7 m3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…