Polipeptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân các polipeptit nhờ xúc tác thích hợp là

Đáp án:
  • Câu A. β-amino axit.

  • Câu B. este.

  • Câu C. α-amino axit. Đáp án đúng

  • Câu D. axit cacboxylic.

Giải thích:

Đáp án C. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân các polipeptit nhờ xúc tác thích hợp là α-amino axit.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hoàn toàn 5,94g hỗn hợp hai muối clorua của 2 kim loại nhóm IIA vào nước được 100ml dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X trên ta cho toàn bộ lượng dung dịch X trên tác dụng với dung dịch AgNO3. Kết thúc thí nghiệm, thu được dung dịch Y và 17,22g kết tủa. Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 5,94g hỗn hợp hai muối clorua của 2 kim loại nhóm IIA vào nước được 100ml dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X trên ta cho toàn bộ lượng dung dịch X trên tác dụng với dung dịch AgNO3. Kết thúc thí nghiệm, thu được dung dịch Y và 17,22g kết tủa. Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y


Đáp án:

17,22g kết tủa là AgCl; nAgCl = 0,12 mol

⇒ nCl- = 0,12 mol

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

nCl- = n NO3- = 0,12 mol( bằng số mol điện tích của cation)

mcation kim loại = mmuối clorua – mCl- = 5,94 – 0,12.35,5 = 1,68g

mmuối nitrat (Y) = mkim loại + mNO3- = 1,68 + 0,12.62 = 9,12g

Xem đáp án và giải thích
Vì sao nói được: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao nói được: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất?


Đáp án:

Vì sao nói được ở đâu có vật thể là ở đó có chất vì chất có ở khắp nơi và chất là thành phần tạo nên vật thể.

Xem đáp án và giải thích
Cho sơ đồ phản ứng sau: FeaOb + HCl → FeClc + H2O Cho biết Fe có hóa trị III, hãy xác định a, b, c và cân bằng phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho sơ đồ phản ứng sau:

FeaOb + HCl → FeClc + H2O

Cho biết Fe có hóa trị III, hãy xác định a, b, c và cân bằng phương trình hóa học.


Đáp án:

- Sắt có hóa trị III, vậy oxit của sắt là Fe2O3, muối sắt là FeCl3

⇒ a = 2; b = 3 và c = 3.

- Cân bằng phương trình:

Sơ đồ phản ứng: Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O

Vế trái có 2 nguyên tử Fe, để số nguyên tử Fe ở hai vế bằng nhau thêm 2 vào trước FeCl3.

Fe2O3 + HCl → 2FeCl3 + H2O

Khi đó vế phải có 6 nguyên tử Cl, để số Cl ở hai vế bằng nhau thêm 6 vào trước HCl.

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + H2O

Cuối cùng thêm 3 vào trước H2O để số nguyên tử H ở hai vế bằng nhau.

Vậy phương trình hóa học là:

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Xem đáp án và giải thích
Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:


Đáp án:
  • Câu A. phi kim mạnh nhất là iot.

  • Câu B. kim loại mạnh nhất là liti.

  • Câu C. phi kim mạnh nhất là flo.

  • Câu D. kim loại yếu nhất là xesi.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập biện luận công thức ancol dựa vào tính chất hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có bao nhiêu ancol thơm, công thức C8H10O5 khi tác dụṇg với CuO đun nóng cho ra anđehit?


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…