Câu A. CuO + CO → Cu + CO2
Câu B. 2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu
Câu C. Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4 Đáp án đúng
Câu D. CuSO4 + H2O → Cu + 0,5O2 + H2SO4
Chọn C - Phương pháp thủy luyện còn gọi là phương pháp ướt, được dùng để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học thấp như Au, Ag, Hg, Cu. Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung dịch thích hợp như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN… để hòa tan kim loại hoặc hợp chất của kim loại và tách ra khỏi phần không tan có trong quặng…Sau đó các ion kim loại trung dung dịch được khử bằng kim loại có tính khử mạnh hơn như Fe, Zn… - Phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4
Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là
Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng —> X là xenlulozơ.
Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y —> Y là glucozơ:
(C6H10O5)n + nH2O —> nC6H12O6
Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau:
a) Magie oxit, biết trong phân tử có 1 Mg và 1 O.
b) Hiđrosunfua, biết trong phân tử có 2 H và 1 S.
c) Canxi sunfat, biết trong phân tử có 1 Ca, 1 S và 4 O.
a) Công thức hóa học của magie oxit: MgO.
Phân tử khối của MgO bằng: 24 + 16 = 40 (đvC).
b) Công thức hóa học của hiđro sunfua: H2S.
Phân tử khối của H2S bằng: 2.1 + 32 = 34 (đvC).
c) Công thức hóa học của canxi sunfat: CaSO4.
Phân tử khối của CaSO4 bằng: 40 + 32 + 16.4 = 136 (đvC).
Nung nóng kali nitrat KNO3, chất này bị phân hủy tạo thành kali nitrit KNO2 và O2. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 2,4 gam O2. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.
Số mol O2 bằng 2,4 : 32 = 0,075 mol
2KNO3 --t0--> 2KNO2 + O2
2 ← 1 mol
0,15 ← 0,075 mol
Khối lượng KNO3 theo lý thuyết là: mlt = 0,15.101 = 15,15 gam.
Khối lượng KNO3 thực tế cần dùng là: mtt = (mlt.100%)/H = 17,8g
Cho phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol: X + 2NaOH → X1 + X2 + X3 + 2H2O. Biết X có công thức phân tử là C5H14O4N2; X1 và X2 là hai muối natri của hai axit cacboxylic đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX1 < MX2); X3 là amin bậc 1. Cho các phát biểu sau:
(a) X có hai công thức cấu tạo thỏa mãn các điều kiện trên.
(b) X1 có phản ứng tráng gương.
(c) X2 và X3 có cùng số nguyên tử cacbon.
(d) X là muối của aminoaxit với amin bậc 1.
Số phát biểu đúng là
X1 và X2 là hai muối natri của hai axit cacboxylic đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX1 < MX2); X3 là amin bậc 1 nên X là:
HCOO-NH3-CH2-CH2-NH3-OOC-CH3
Hoặc HCOO-NH3-CH(CH3)-NH3-OOC-CH3
X1 là HCOONa; X2 là CH3COONa
X3 là NH2-CH2-CH2-NH2 hoặc CH3-CH(NH2)2
a, b, c đúng
d sai vì X là muối của axit cacboxylic với amin bậc 1
=> 3 đúng.
Rau quả khô được bảo quản bằng khí SO2 thường chứa một lượng nhỏ hợp chất có gốc SO32-. Để xác định sự có mặt của các ion SO32- trong rau quả, một học sinh ngâm một ít đậu trong nước. Sau một thời gian lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với dung dịch H2O2 (chất oxi hóa), sau đó cho tác dụng tiếp với dung dịch BaCl2. Viết các phương trình ion rút gọn của các phản ứng đã xảy ra.
SO32- + H2O2 → SO42- + H2O;
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet