Phát biểu nguyên lí Lơ Sa – tơ – li – ê và dựa vào cân bằng sau để minh họa C(r) + CO2 ⇄ 2CO(k) ; ΔH > 0
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu nguyên lí Lơ Sa – tơ – li – ê và dựa vào cân bằng sau để minh họa

C(r) + CO2 ⇄ 2CO(k) ; ΔH > 0


Đáp án:

Nguyên lí Lơ Sa – tơ – li – ê:

Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, sẽ chuyển dịch cân bằng theo chiều giảm tác động bên ngoài đó.

Áp dụng: giảm áp suất, tăng nhiệt độ (phản ứng thu nhiệt), tăng nồng độ CO2 hoặc giảm nồng độ CO cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp E gồm 4 este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen.Cho 16,32 gam E tác dụng tối đa với V lít dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 18,78 gam hỗn hợp muối. Cho hoàn toàn X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 3,83 gam so với ban đầu. Tìm V?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm 4 este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen.Cho 16,32 gam E tác dụng tối đa với V lít dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 18,78 gam hỗn hợp muối. Cho hoàn toàn X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 3,83 gam so với ban đầu. Tìm V?


Đáp án:

E gồm các este của ancol (tổng x mol) và các este của phenol (tổng y mol)

nE = x + y = 0,12 (1)

nAncol= x = nH2 = 0,5x mol

⇒ mAncol= mtăng  + mH2 = x + 3,83

nNaOH = x + 2y mol và nH2O = y mol

Bảo toàn khối lượng:

16,32 + 40(x + 2y) = 18,78 + (x + 3,83) + 18y (2)

(1)(2) ⇒ x = 0,05 và y = 0,07

⇒ nNaOH= x + 2y = 0,19 mol

⇒ V = 190 ml

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định công thức cấu tạo của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đun nóng X với dung dịch NaOH dư thu được muối và ancol đa chức. Công thức cấu tạo của X là


Đáp án:
  • Câu A. CH3–COO–CH(CH3)2

  • Câu B. CH3–COO–CH2–CH2-OOCH.

  • Câu C. CH3–OOC-COO–CH2CH3

  • Câu D. CH3–COO–CH=CH2

Xem đáp án và giải thích
Quá trình ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2. (2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3. (3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có nhỏ vài giọt CuCl2. (4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. (5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là.

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Tìm m?


Đáp án:

*Phần 1:

Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2

0,11    0,22       0,11

*Phần 2:

Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2

0,11    0,22

Zn2+ + 4OH- → Zn(OH)42-

0,015                0,06

→ m ZnSO4 = 161.( 0,11 + 0,015) = 20,125 g

Xem đáp án và giải thích
Trong các chất sau đây: a) C2H5OH. b) CH3COOH. c) CH3CH2CH2OH. d) CH3CH2COOH. Chất nào tác dụng được với Na, NaOH, Mg, CaO? Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các chất sau đây:

a) C2H5OH.

b) CH3COOH.

c) CH3CH2CH2OH.

d) CH3CH2COOH.

Chất nào tác dụng được với Na, NaOH, Mg, CaO? Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Chất tác dụng với Na là: a, b, c, d (do có gốc OH).

Chất tác dụng với NaOH là: b, d (do có gốc COOH).

Chất tác dụng với Mg là: b, d (do có gốc COOH).

Chất tác dụng với CaO là: b, d (do có gốc COOH).

Phương trình phản ứng:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…