Câu hỏi lý thuyết về cấu tạo của peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc α-amino axit khác nhau?


Đáp án:
  • Câu A. 6 chất. Đáp án đúng

  • Câu B. 8 chất.

  • Câu C. 5 chất.

  • Câu D. 3 chất.

Giải thích:

Đáp án A Biên soạn: NXT-diendanthpt.com 65 Phân tích : Gọi các α-aminoaxit đó lần lượt là A, B và C. Ta thấy cứ mỗiα-amino axit (hoặc A, hoặc B, hoặc C) đứng giữa thì khi thay đổi vị trí các α- amino axit còn lại thì ta thu được hai peptit khác nhau. Nên với 3 α-amino axit thì ta thu được 2.3 = 6 tripeptit chứa 3 gốc α- amino axit khác nhau. Các tripeptit đó là: A-B-C, C-A-B, A-C-B, B-C-A,B-A-C, C-A-B.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho xenlulozo phản ứng với anhidrit axetic(có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được 11,1g hỗn hợp X gồm xenlulozo triaxetat , xenlulozo diaxetat và 6,6g axit axetic. Thành phần phần trăm theo khối lượng của xenlulozo triaxetat và xenlulozo diaxetat trong X lần lượt là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho xenlulozo phản ứng với anhidrit axetic(có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được 11,1g hỗn hợp X gồm xenlulozo triaxetat , xenlulozo diaxetat và 6,6g axit axetic. Thành phần phần trăm theo khối lượng của xenlulozo triaxetat và xenlulozo diaxetat trong X lần lượt là


Đáp án:

[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O -> [C6H7O2(CH3COO)3] + 3nCH3COOH

       x                                                     x                                3x

[C6H7O2(OH)3]n +2n(CH3CO)2O ->[C6H7O2(OH)(CH3COO)2] + 2nCH3COOH

       y                                                    y                                2y

=> nCH3COOH = 3x + 2y = 0,11 mol

Và : mmuối = 288x + 246y = 11,1g

=> x = 0,03 ; y = 0,01 mol

=> %mTriaxetat  = 77,84%

Xem đáp án và giải thích
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hidrocacbon mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8 và cho biết chúng thuộc những loại đồng phân nào.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hidrocacbon mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8 và cho biết chúng thuộc những loại đồng phân nào.


Đáp án:

Đồng phân ankin:

CH≡C-CH2-CH2-CH3 : Pen -1-in (A)

CH3-C≡C-CH2-CH3 : pen-2-in (B)

CH≡C-CH(CH3 )-CH3 : 3-metylbut-1-in (C)

Đồng phân ankađien:

CH2=C=CH-CH2-CH3 : Penta -1,2-đien(D)

CH2=CH-CH=CH-CH3 : penta-1,3-đien(E)

CH2=CH-CH2-CH=CH2 : Penta-1,4-đien (F)

CH3-CH=C=CH-CH3 : penta -2,3-đien (G)

CH2=C(CH3 )-CH=CH2 : 2-metylbuta-1,3-đien (H)

CH3-C(CH3 )=C=CH2 : 3-metylbuta-1,2-đien (I)

Kết luận:

- A và B là đồng phân vị trí liên kết ba.

- A và C; B và C là đồng phân mạch cacbon.

- D, E, F và G, H và I là đồng phân vị trí liên kết đôi.

- D, E, F, G là đồng phân mạch cacbon với H và I.

- A, B, C và D, E, F, G, H, I là đồng phân nhóm chức.

Xem đáp án và giải thích
Tính chất của Amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhận định nào sau đây là sai

Đáp án:
  • Câu A. Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn, dễ tan trong nước.

  • Câu B. Ở trạng thái tinh thể, các amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử).

  • Câu C. Axit glutamic là thuốc hổ trợ thần kinh.

  • Câu D. Trùng ngưng axit 6-aminohexanoic thu được nilon-6 có chứa liên kết peptit.

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch A có chứa CuSO4 và Fe2(SO4)3 a)  Thêm Mg vào dung dịch A→ dung dịch B có 3 muối tan. b)  Thêm Mg vào dung dịch A → dung dịch C có 2 muối tan. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch A có chứa CuSO4 và Fe2(SO4)3

a)  Thêm Mg vào dung dịch A→ dung dịch B có 3 muối tan.

b)  Thêm Mg vào dung dịch A → dung dịch C có 2 muối tan.

Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.





Đáp án:

 a) Mg +Fe2(SO4)3 → MgSO4 + 2FeSO4        (1)

Mg + CuSO4→ MgS04 + Cu    (2)

Dung dịch B có 3 muối là MgSO4, FeSO4 và CuSO4 dư.

b) Dung dịch C có 2 muối tan là MgSO4 và FeSO4.




Xem đáp án và giải thích
Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Tính hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Tính hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic


Đáp án:

Phương trình phản ứng :

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 (1)

nC2H5OH = 92/46 = 2 mol ⇒ nC6H12O6 = nC2H5OH/2 = 1 mol

Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là: H = (180/300). 100% = 60%.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…