Giá trị thể tích
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 4,725 gam bột Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 37,275 gam muối và V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là.

Đáp án:
  • Câu A. 7,168 lít

  • Câu B. 11,760 lít

  • Câu C. 3,584 lít

  • Câu D. 3,920 lít Đáp án đúng

Giải thích:

BT: e => 3nNO + 8nNH4+ = 3nAl = 0,525 mol mà mAl + 18nNH4+ + 62.(3nNO + 8nNH4+) = 37,275 → nNH4+ = 0. Vậy trong dung dịch X không chứa NH4+ => V(NO) = 22,4.nAl = 3,92 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về khả năng phản ứng với Cu(OH)2 của cacbohyđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ở điều kiện thường, cacbohiđrat nào sau đây không hòa tan được Cu(OH)2.


Đáp án:
  • Câu A. saccarozơ

  • Câu B. fructozơ

  • Câu C. glucozơ

  • Câu D. xenlulozơ

Xem đáp án và giải thích
Tơ nion-6
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, … Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là:

Đáp án:
  • Câu A. (-CH2-CH=CH-CH2)n

  • Câu B. (-NH-[CH2]6-CO-)n

  • Câu C. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n

  • Câu D. (-NH-[CH2]5-CO-)n

Xem đáp án và giải thích
Chất tham gia tráng bạc
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất sau: axetilen, axit oxalic, axit acrylic, fomanđehit, phenyl fomat, vinyl axetilen, glucôzơ, anđehit axetic, metyl axetat, saccarozơ, natri fomat, axeton. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là:

Đáp án:
  • Câu A. 8

  • Câu B. 6

  • Câu C. 7

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Bài toán Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là


Đáp án:
  • Câu A. 2,24.

  • Câu B. 3,36.

  • Câu C. 4,48.

  • Câu D. 5,60.

Xem đáp án và giải thích
Sự phân bố electron trong nguyên tử tuân theo những nguyên lí và quy tắc gì? Hãy phát biển các nguyên lí và quy tắc đó Lấy ví dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự phân bố electron trong nguyên tử tuân theo những nguyên lí và quy tắc gì? Hãy phát biển các nguyên lí và quy tắc đó Lấy ví dụ minh họa.


Đáp án:

Sự phân bố electron trong nguyên tử tuân theo những nguyên lí và quy tắc là: Nguyên lí Pau-li, nguyên lí vững bền, quy tắc Hun.

— Nguyên lí Pau-li: “Trên một obitan chỉ có thể có nhiều nhất là hai-electron và hai electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron”.

Ví dụ: ↑ ↓ 2 electron ghép đôi; ↑: 1 electorn độc thân

— Nguyên lí vững bền: “Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao. ”

Ví dụ: Cấu hình e của Cl viết dưới dạng ô lượng tử.

↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓
1s2 2s2 2p6 3s2 3p5

 

- Quy tắc Hun: “Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau”.

Ví dụ: Cấu hình e của N viết dưới dạng ô lượng tử

↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓
1s2 2s2 2p3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…