Có mấy loại oxit?
Gồm 2 loại chính: Oxit axit và oxit bazơ.
1. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
- Ví dụ: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5...
+ CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3;
+ SO2 tương ứng với axit sunfurơ H2SO3;
+ P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4.
2. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
- Ví dụ: K2O, CuO, FeO...
+ K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH.
+ CuO tương ứng với bazơ đồng (II) hiđroxit Cu(OH)2.
+ MgO tương ứng với bazơ magie hiđroxit Mg(OH)2.
Chú ý:
- Một số kim loại nhiều hóa trị cũng tạo ra oxit axit.
Ví dụ: mangan (VII) oxit Mn2O7 là oxit axit, tương ứng với axit pemanganic HMnO4.
Có các cặp chất sau: Cu và dung dịch FeCl3; H2O và dung dịch CuSO4; H2S và dung dịch FeCl3; dung dịch AgNO3 và dung dịch FeCl3 Số cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thường:
Câu A. 3
Câu B. 2
Câu C. 1
Câu D. 4
Từ sắt và các hóa chất cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học để thu được các oxit riêng biệt: Fe3O4, Fe2O3 và ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có
∗ Fe3O4
3Fe + 2O2 --t0--> Fe3O4
∗ Fe2O3
Sơ đồ: Fe + Cl2→ FeCl3 + NaOH→ Fe(OH)3 --t0--> Fe2O3
2Fe + 3Cl2 --t0--> 2FeCl3
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
2Fe(OH)3 --t0--> Fe2O3 + 3H2O
Nham thạch do núi lửa phun ra là chất gì?
Bên dưới vỏ trái đất là lớp dung nham gọi là macma ở độ sâu từ 75 km – 3000 km. Nhiệt độ của lớp dung nham này rất cao 2000 – 25000C và áp suất rất lớn. Khi vở trái đất vận động, ở những nơi có cấu tạo mỏng, có vết nứt gãy thì lớp dug nham này phun ra ngoài sau một tiếng nổ lớn. Macma cấu tạo ở dạng bán lỏng gồm silicat của sắt và mangie. Dung nham thoát ra ngoài sẽ nguội dần và rắn lại thành nham thạch.
Hòa tan hoàn toàn x mol CuFeS2 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) sinh ra y mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Biểu thức liên hệ giữa x và y là gì?
(CuFeS2)0 (x) → Cu+2 + Fe+3 + 2S+6 + 17e (17x mol)
N+5 + 1e (y) → N+4 (y mol)
Bảo toàn e ⇒ 17x = y
Cho các kim loại được ghi bằng các chữ cái: A, B, C, D tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi trong bảng dưới đây:
Kim loại | Tác dụng của dung dịch HCl |
A | Giải phóng hidro chậm |
B | Giải phóng hidro nhanh, dung dịch nóng dần |
C | Không có hiện tượng gì xảy ra |
D | Giải phóng hidro rất nhanh, dung dịch nóng lên |
Em hãy sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần.
Kim loại cho tác dụng với HCl không có hiện tượng gì xảy ra Kim loại không tác dụng với HCl → C là kim loại yếu đứng sau Hidro.
Kim loại càng mạnh (càng hoạt động hóa học) khi tác dụng với HCl phản ứng xảy ra càng mãnh liệt, rõ ràng. (Khí thoát ra nhiều, dung dịch nóng lên).
→ Thứ tự kim loại hoạt động hóa học giảm dần là: D, B, A, C.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB