Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 tạo kết tủa là:
Câu A. CH3OH
Câu B. CH3COOH
Câu C. CH3NH2 Đáp án đúng
Câu D. CH3COOCH3
Vì CH3NH2 có tính bazo mạnh → môi trường OH- → tạo Fe(OH)3↓ → C
Có 28,1 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và BaCO3 trong đó MgCO3 chiếm a% về khối lượng. Cho hỗn hợp trên tác dụng hết với dung dịch axit HCl để lấy CO2 rồi đem sục vào dung dịch có chúa 0,2 mol Ca(OH)2 được kết tủa B. Tính a để kết tủa B thu được là lớn nhất.
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O
x x mol
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O
y y mol
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
(x+y) (x+y) mol
Gọi x, y lần lượt là số mol của MgCO3 và BaCO3 trong 28,1 gam hỗn hợp.
Để lượng kết tủa CaCO3 thu được là lớn nhất thì số mol CO2 = số mol Ca(OH)2
→ x + y = 0,2
%mMgCO3 = (84x.100)/28,1 = a => x = 28,1a/84.100 (1)
%mBaCO3 = 197y.100/28,1 = (100 - a) => y = 28,1(100-a)/(197.100) (2)
(1), (2) =>28,1a/(84.100) + (28,1.(100 - a))/ (197.100) = 0,2
=> a = 29,9%
X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Cho 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều đến khi kết tủa phản ứng thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch X?
TN1: 150 ml dd Y (NaOH 2M) vào 100 ml dd X (AlCl3) → 7,8 gam kết tủa Al(OH)3
TN2: Thêm tiếp vào cốc trên 100 ml dd Y → 10,92 gam kết tủa Al(OH)3
nNaOH (1) = 0,15.2 = 0,3 mol, n↓(1) = 7,8/78 = 0,1 mol
nNaOH (2) = 0,1.2 = 0,2 mol, n↓(2) = 10,92/78 = 0,1 mol
Gọi nồng độ của AlCl3 là a M.
Theo đề bài khi cho nNaOH = nNaOH (1) + nNaOH (2) = 0,3 + 0,2 = 0,5 mol vào 0,1a mol AlCl3 thì thu được 0,14 mol kết tủa Al(OH)3.
Vì 3nAl(OH)3 < nNaOH → xảy ra sự hòa tan kết tủa.
Khi đó 4nAlCl3 = nNaOH + nAl(OH)3 ⇔ 0,4a = 0,5 + 0,14 ⇔ a = 1,6 M.
Peptit là gì? Liên kết peptit là gì? Có bao nhiều liên kết peptit trong một tripeptit?
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanin và phenylalanin (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH, viết tắt là Phe).
Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.
Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α - amino axit.
Trong tripeptit có ba liên kết peptit
Các công thức cấu tạo của tripeptit:
Gly-Ala-Phe; Gly-Phe-Ala; Phe-Gly-Ala;
Phe-Ala-Gly; Ala-Gly-Phe; Ala-Phe-Gly.
Cho 67 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và kim loại A vào dung dịch HNO3 đến khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất của nitơ (ở đktc), dung dịch Y và 13 gam kim loại A. Cho NH3 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 36 gam chất rắn. Kim loại A là:
Giải
Các kim loại đều có hidroxit tạo phức với NH3 => 36 gam rắn là Fe2O3
Ta có : nFe2O3 = 36 : 160 = 0,225 mol
BTNT Fe => nFe3O4 = 0,15 mol
→ mA = 67 – 232.0,15 = 32,2 g
BTKL → mA pư = 32,2 – 13 = 19,2 g
BT e ta có : (19,2.n)/A = 0,1.3 + 0,15.2
=> A = 32n = 64
=> Cu
Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 26,7 gam X vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 37,65 gam muối khan. Vậy X là?
Ta có nHCl = 0,05 . 2 = 0,1 (mol)
0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M
⇒ X chỉ chứa 1 nhóm -NH2.
26,7 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư ⇒ 37,65 gam muối.
Suy ra: MX = 26,7 : 0,3=89 ⇒ X cũng chỉ chứa 1 nhóm –COOH
=> MX = 8,9/0,1 = 89 => CH3CH(NH2)COOH (Do X là α amino axit)
Suy ra: MX = 26,7 : 0,3 = 89 ⇒ X cũng chỉ chứa 1 nhóm –COOH
Gọi X là NH2-R-COOH ⇒ R + 61 = 89 ⇒ R = 28 (Có 2 C)
X là α-amino axit nên CTCT X: CH3-CH(NH2)-COOH ⇒ alanin
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet